Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trồng dâu trên giàn thủy canh, một trang trại tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thu mỗi năm 2-4 tỷ đồng. Vườn dâu rộng 1,2 ha nằm giữa đồi cao, cô lập với khu dân cư.Theo chủ trang trại, giống dâu được nhập từ Mỹ với nhiều quả có kích thước "khủng", hình dáng độc lạ như hình cánh bướm, trái tim, găng tayGiống dâu sau khi nhập về được trồng trong giá thể xơ dừa khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 8 tháng, sau đó thay thế đợt dâu mới.Vườn dâu được thiết kế sản xuất hoàn toàn theo công nghệ của Israel.Với 4 giống dâu được trồng thử nghiệm gồm: Albions, San Andceas, Mowteceys và Portolas. Những quả dâu treo lủng lẳng trên giàn, cách ly với đất nên luôn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.Du khách có thể hái ăn và mua dâu ngay tại vườn với giá trung bình khoảng 300.000 đồng/kg."Mỗi ngày trang trại cung cấp cho hệ thống siêu thị lớn trong cả nước gần 1 tấn dâu, lúc cao điểm khoảng 1,5 tấn", chủ trang trại cho biết.Quả dâu có kích thước lớn hơn nhiều so với giống dâu trồng tại Đà Lạt trước đây.Nhân viên hái đều mang găng tay diệt khuẩn để đảm bảo an toàn, sạch khi xuất bán.Chất lượng dâu thường xuyên được kỹ sư công ty tiến hành kiểm nghiệm, đo thử bằng máy.Trong khuôn viên trang trại, chủ vườn dành riêng 700m2 cho du khách vào tham quan, chụp ảnh và trải nghiệm."Tôi đi nhiều vườn dâu ở Đà Lạt thì vẫn thích nhất vườn này vì trái to, nhiều và có hình thù lạ mắt", chị Nhã Phương, một du khách từ Biên Hòa nói.Để có được 1,2 ha dâu tây trồng công nghệ cao, chủ trang trại cho biết đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng gồm: nhà kính, khung trồng, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động.Cùng với những vườn rau, hoa công nghệ cao, giờ đây, khi đến với Lâm Đồng, du khách có tìm đến những vườn dâu tây, để được trải nghiệm và thưởng thức hương vị ngọt lành của đặc sản trên miền đất bazan.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trồng dâu trên giàn thủy canh, một trang trại tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thu mỗi năm 2-4 tỷ đồng.
Vườn dâu rộng 1,2 ha nằm giữa đồi cao, cô lập với khu dân cư.
Theo chủ trang trại, giống dâu được nhập từ Mỹ với nhiều quả có kích thước "khủng", hình dáng độc lạ như hình cánh bướm, trái tim, găng tay
Giống dâu sau khi nhập về được trồng trong giá thể xơ dừa khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 8 tháng, sau đó thay thế đợt dâu mới.
Vườn dâu được thiết kế sản xuất hoàn toàn theo công nghệ của Israel.
Với 4 giống dâu được trồng thử nghiệm gồm: Albions, San Andceas, Mowteceys và Portolas. Những quả dâu treo lủng lẳng trên giàn, cách ly với đất nên luôn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
Du khách có thể hái ăn và mua dâu ngay tại vườn với giá trung bình khoảng 300.000 đồng/kg.
"Mỗi ngày trang trại cung cấp cho hệ thống siêu thị lớn trong cả nước gần 1 tấn dâu, lúc cao điểm khoảng 1,5 tấn", chủ trang trại cho biết.
Quả dâu có kích thước lớn hơn nhiều so với giống dâu trồng tại Đà Lạt trước đây.
Nhân viên hái đều mang găng tay diệt khuẩn để đảm bảo an toàn, sạch khi xuất bán.
Chất lượng dâu thường xuyên được kỹ sư công ty tiến hành kiểm nghiệm, đo thử bằng máy.
Trong khuôn viên trang trại, chủ vườn dành riêng 700m2 cho du khách vào tham quan, chụp ảnh và trải nghiệm.
"Tôi đi nhiều vườn dâu ở Đà Lạt thì vẫn thích nhất vườn này vì trái to, nhiều và có hình thù lạ mắt", chị Nhã Phương, một du khách từ Biên Hòa nói.
Để có được 1,2 ha dâu tây trồng công nghệ cao, chủ trang trại cho biết đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng gồm: nhà kính, khung trồng, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động.
Cùng với những vườn rau, hoa công nghệ cao, giờ đây, khi đến với Lâm Đồng, du khách có tìm đến những vườn dâu tây, để được trải nghiệm và thưởng thức hương vị ngọt lành của đặc sản trên miền đất bazan.