Đến hẹn lại lên, cận tết Nguyên đán, người dân ở làng hoa Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại hối hả chuẩn bị cho vụ sản xuất lớn nhất trong năm.Làng hoa Đông Cương là nơi trồng hoa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với hơn 100ha. Người dân nơi đây chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng phục vụ thị trường trong tỉnh và một số tỉnh phía Bắc.
Người dân làng hoa Đông Cương sản xuất hoa quanh năm, nhưng cao điểm nhất vẫn là dịp cuối năm và đầu năm.Đây là thời điểm bận rộn, số lượng hoa cung ứng ra thị trường cũng nhiều nhất. Vì vậy, từ đầu tháng 10 Âm lịch, họ đã "chạy đua với thời gian" để chăm sóc, sản xuất hoa phục vụ người dân.Cuối tháng 11 Âm lịch, thời tiết nắng ấm, một số luống hoa nở sớm được người dân cắt bán trước dịp tết Nguyên đán.Ghi nhận của phóng viên Dân trí, cuối tháng 11 Âm lịch, người dân làng hoa Đông Cương đang tất bật tỉa nụ cho hoa cúc. Theo người dân địa phương, ngoài nắm vững các kỹ thuật chăm sóc, nghề trồng hoa còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Còn hơn 1 tháng nữa mới đến tết Nguyên đán nên nhiều hộ trồng hoa thấp thỏm, lo lắng nếu nắng ấm kéo dài."Làm cả năm chỉ trông chờ vào vụ Tết, thời tiết nắng ấm kéo dài sẽ khiến hoa nở sớm, không đúng thời vụ. Vì vậy chúng tôi phải thường xuyên theo dõi thời tiết để biết cách khắc phục và chăm sóc cho hoa nở đúng vụ", ông Lê Văn Biên, người dân phường Đông Cương, cho hay.Để phục vụ thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, gia đình ông Biên trồng hơn 3 vạn hoa cúc.Ngoài trồng hoa phục vụ dịp tết Nguyên đán, người dân làng hoa Đông Cương còn tranh thủ thời gian làm đất, trồng thêm lứa hoa mới chuẩn bị cho dịp đầu năm. "Đầu năm nhiều người dân đi lễ, hội nên chúng tôi phải trồng xen kẽ. Thu hoạch xong lứa này, sẽ có lứa khác để phục vụ người dân dịp đầu năm. Nhìn chung năm nay hoa được mùa, nhưng giá thành không cao như mọi năm", ông Biên chia sẻ.
Đến hẹn lại lên, cận tết Nguyên đán, người dân ở làng hoa Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại hối hả chuẩn bị cho vụ sản xuất lớn nhất trong năm.
Làng hoa Đông Cương là nơi trồng hoa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với hơn 100ha. Người dân nơi đây chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng phục vụ thị trường trong tỉnh và một số tỉnh phía Bắc.
Người dân làng hoa Đông Cương sản xuất hoa quanh năm, nhưng cao điểm nhất vẫn là dịp cuối năm và đầu năm.
Đây là thời điểm bận rộn, số lượng hoa cung ứng ra thị trường cũng nhiều nhất. Vì vậy, từ đầu tháng 10 Âm lịch, họ đã "chạy đua với thời gian" để chăm sóc, sản xuất hoa phục vụ người dân.
Cuối tháng 11 Âm lịch, thời tiết nắng ấm, một số luống hoa nở sớm được người dân cắt bán trước dịp tết Nguyên đán.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, cuối tháng 11 Âm lịch, người dân làng hoa Đông Cương đang tất bật tỉa nụ cho hoa cúc. Theo người dân địa phương, ngoài nắm vững các kỹ thuật chăm sóc, nghề trồng hoa còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Còn hơn 1 tháng nữa mới đến tết Nguyên đán nên nhiều hộ trồng hoa thấp thỏm, lo lắng nếu nắng ấm kéo dài.
"Làm cả năm chỉ trông chờ vào vụ Tết, thời tiết nắng ấm kéo dài sẽ khiến hoa nở sớm, không đúng thời vụ. Vì vậy chúng tôi phải thường xuyên theo dõi thời tiết để biết cách khắc phục và chăm sóc cho hoa nở đúng vụ", ông Lê Văn Biên, người dân phường Đông Cương, cho hay.
Để phục vụ thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, gia đình ông Biên trồng hơn 3 vạn hoa cúc.
Ngoài trồng hoa phục vụ dịp tết Nguyên đán, người dân làng hoa Đông Cương còn tranh thủ thời gian làm đất, trồng thêm lứa hoa mới chuẩn bị cho dịp đầu năm. "Đầu năm nhiều người dân đi lễ, hội nên chúng tôi phải trồng xen kẽ. Thu hoạch xong lứa này, sẽ có lứa khác để phục vụ người dân dịp đầu năm. Nhìn chung năm nay hoa được mùa, nhưng giá thành không cao như mọi năm", ông Biên chia sẻ.