Ngôi nhà "Huong tam House" ở Nguyễn Văn Trỗi (phường 2, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) là công trình đặc biệt mang phong cách “Resort In Home" do kiến trúc sư Trần Tiến cùng cộng sự thực hiện.Công trình nằm trên mảnh đất khá vuông, có kích thước khoảng 400m2. Tiêu chí gia chủ đưa ra là nhà ở cho nhiều thế hệ. Diện tích chiếm đất tối thiểu mà tiện nghi sử dụng tối đa. Diện tích giao thông tối ưu mà vẫn đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên. Tránh ánh nắng trực tiếp vào phòng, chiếu sáng ban ngày chỉ dùng ánh sáng gián tiếp. View từ các phòng riêng được bố trí “hướng tâm” - để tạo nên sự liên kết tự nhiên giữa các không gian, các thế hệ, thành viên trong gia đình.Ngoài ra, gia đình còn có thêm một số đề nghị đặc biệt với kiến trúc sư như: Nhà mới cần có lối đi tiện lợi thông sang nhà cũ ở bên cạnh. Làm lại cảnh quan sân vườn nhưng phải giữ được hàng cau ông nội trồng. Gia đình anh đã sinh sống gần nửa thế kỷ ở mảnh đất này, anh muốn ngôi nhà này sẽ trở thành di sản cho nhiều đời sau.Kiến trúc sư Trần Tiến chia sẻ, sự trường tồn luôn nằm ở giá trị cốt lõi, cơ bản – mạch lạc – khúc chiết và trong công trình này sẽ hạn chế đến tối đa yếu tố trang trí cầu kỳ đặc biệt. Sau một thời gian nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp về công năng, phương án mặt bằng “nhà chữ L“ là mô hình được kiến trúc sư và gia đình đồng tình lựa chọn. Bởi sự mạch lạc của nó dễ dàng đáp ứng nhiều công năng cùng lúc. Dù gia đình có nhiều thành viên, nhiều độ tuổi, nhiều thế hệ thì công năng cũng không bị chồng chéo, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của một gia đình truyền thống Việt Nam trong nhịp sống hiện đại.Garage được bố trí gọn gàng. Khi có nhiều khách, xe sẽ đỗ ở sân nhà ông bà bên cạnh. Cổng vào của ô tô là cổng điện. Đường vào có đèn dẫn hướng ở tầm thấp. Từ cổng vào garage, thay giầy dép để vào nhà, toàn bộ quá trình đều không bị ảnh hưởng bởi nắng mưa.Mái hiên, phòng khách, bàn ăn, sân thượng, phòng giải trí, phòng học bài,... một loạt các phòng chức năng đều hướng tâm về lõi ngôi nhà là không gian cây xanh mặt nước. Một chi tiết nhỏ tưởng chỉ để trang trí nhưng lại có công năng riêng - tảng đá vân địa tầng đặt gọn gàng để vỗ đất ở giầy dép khi đi tắt từ ngoài vườn vào phòng ăn. Thực tế thì đây lại là hướng các bác hàng xóm thường xuyên sang chơi bước vào nhà.Gia chủ vốn yêu sự tinh giản gọn gàng, mỗi chi tiết của căn nhà đều được tính toán sao cho phải giản đơn nhưng đầy tính kỹ thuật. Chi tiết bậc thềm tam cấp được ốp bằng gạch men để đảm bảo tính đồng bộ với sàn. Cột bê tông được ốp gỗ sồi tự nhiên sau gần 2 năm sử dụng có phảng phất màu thời gian.Căn nhà có dạng chữ L, 2 cánh nhà vươn ra với nhiều cửa kính lùa, vừa giúp tối ưu thông gió và chiếu sáng tự nhiên, vừa phù hợp với thói quen sinh hoạt trong các không gian chung của gia đình truyền thống.Anh Trần Tiến cho biết, với nhiệt độ ổn định, ít chênh lệch trong ngày, Bảo Lộc và Đà Lạt có lẽ là nơi phù hợp nhất ở Việt Nam để nuôi cá Koi. Nhiệt độ tự nhiên của nước cũng đủ lạnh nên cá trong hồ có vảy đậm màu, rực rỡ đẹp mắt hơn tất cả những hồ cá Koi ở các địa phương có khí hậu khác.Mái sảnh hay mái hiên vốn là không gian đa năng của người Việt, là nơi đón ta về, là nơi mở cửa, là nơi thay giầy, là nơi ngồi đón cơn gió mát mẻ đầu mùa, là nơi trẻ con chơi đùa, là nơi người lớn trải chiếu khi có cỗ hay là nơi pha ấm trà mở đầu câu chuyện hàn huyên… Xung quanh hồ Koi có bố trí hệ lan can thép mảnh để giới hạn không gian. Vừa đủ chiều cao an toàn cho trẻ em mà không ảnh hưởng đến góc ngắm cá từ trong nhà nhìn ra.Tâm điểm phòng khách của căn nhà là khung cửa tỷ lệ 21:9, bằng tỷ lệ rạp chếu phim với mong muốn các thành viên ngắm nhìn khung cảnh được chuyển tiếp sớm hôm, bốn mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông như một bộ phim cuộc đời, dậy sớm đun ấm trà cùng với ông nội thưởng thức buổi sáng bình yên, chiều về thủ thỉ với con những chuyện đi học ở trường, buổi tối vợ chồng dùng một chút vang nhẹ chia sẻ đôi ba câu chuyện tâm tình, giản đơn mà hạnh phúc.Villa mang yếu tố nghỉ dưỡng chắc chắn không thể thiếu mảng xanh thiên nhiên bao trùm.Sân cổng đậu ô tô.Khu bàn ăn nhìn ra hồ cá Koi yên bình, trong lành.Bếp nấu đơn giản, nhiều cửa sổ và ô thoáng.Mỗi bữa ăn, cả nhà sẽ cùng ngồi ở đây, thưởng thức bữa ăn và kể cho nhau nghe câu chuyện của một ngày dài.
Ngôi nhà "Huong tam House" ở Nguyễn Văn Trỗi (phường 2, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) là công trình đặc biệt mang phong cách “Resort In Home" do kiến trúc sư Trần Tiến cùng cộng sự thực hiện.
Công trình nằm trên mảnh đất khá vuông, có kích thước khoảng 400m2. Tiêu chí gia chủ đưa ra là nhà ở cho nhiều thế hệ. Diện tích chiếm đất tối thiểu mà tiện nghi sử dụng tối đa. Diện tích giao thông tối ưu mà vẫn đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên. Tránh ánh nắng trực tiếp vào phòng, chiếu sáng ban ngày chỉ dùng ánh sáng gián tiếp. View từ các phòng riêng được bố trí “hướng tâm” - để tạo nên sự liên kết tự nhiên giữa các không gian, các thế hệ, thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, gia đình còn có thêm một số đề nghị đặc biệt với kiến trúc sư như: Nhà mới cần có lối đi tiện lợi thông sang nhà cũ ở bên cạnh. Làm lại cảnh quan sân vườn nhưng phải giữ được hàng cau ông nội trồng. Gia đình anh đã sinh sống gần nửa thế kỷ ở mảnh đất này, anh muốn ngôi nhà này sẽ trở thành di sản cho nhiều đời sau.
Kiến trúc sư Trần Tiến chia sẻ, sự trường tồn luôn nằm ở giá trị cốt lõi, cơ bản – mạch lạc – khúc chiết và trong công trình này sẽ hạn chế đến tối đa yếu tố trang trí cầu kỳ đặc biệt. Sau một thời gian nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp về công năng, phương án mặt bằng “nhà chữ L“ là mô hình được kiến trúc sư và gia đình đồng tình lựa chọn. Bởi sự mạch lạc của nó dễ dàng đáp ứng nhiều công năng cùng lúc. Dù gia đình có nhiều thành viên, nhiều độ tuổi, nhiều thế hệ thì công năng cũng không bị chồng chéo, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của một gia đình truyền thống Việt Nam trong nhịp sống hiện đại.
Garage được bố trí gọn gàng. Khi có nhiều khách, xe sẽ đỗ ở sân nhà ông bà bên cạnh. Cổng vào của ô tô là cổng điện. Đường vào có đèn dẫn hướng ở tầm thấp. Từ cổng vào garage, thay giầy dép để vào nhà, toàn bộ quá trình đều không bị ảnh hưởng bởi nắng mưa.
Mái hiên, phòng khách, bàn ăn, sân thượng, phòng giải trí, phòng học bài,... một loạt các phòng chức năng đều hướng tâm về lõi ngôi nhà là không gian cây xanh mặt nước. Một chi tiết nhỏ tưởng chỉ để trang trí nhưng lại có công năng riêng - tảng đá vân địa tầng đặt gọn gàng để vỗ đất ở giầy dép khi đi tắt từ ngoài vườn vào phòng ăn. Thực tế thì đây lại là hướng các bác hàng xóm thường xuyên sang chơi bước vào nhà.
Gia chủ vốn yêu sự tinh giản gọn gàng, mỗi chi tiết của căn nhà đều được tính toán sao cho phải giản đơn nhưng đầy tính kỹ thuật. Chi tiết bậc thềm tam cấp được ốp bằng gạch men để đảm bảo tính đồng bộ với sàn. Cột bê tông được ốp gỗ sồi tự nhiên sau gần 2 năm sử dụng có phảng phất màu thời gian.
Căn nhà có dạng chữ L, 2 cánh nhà vươn ra với nhiều cửa kính lùa, vừa giúp tối ưu thông gió và chiếu sáng tự nhiên, vừa phù hợp với thói quen sinh hoạt trong các không gian chung của gia đình truyền thống.
Anh Trần Tiến cho biết, với nhiệt độ ổn định, ít chênh lệch trong ngày, Bảo Lộc và Đà Lạt có lẽ là nơi phù hợp nhất ở Việt Nam để nuôi cá Koi. Nhiệt độ tự nhiên của nước cũng đủ lạnh nên cá trong hồ có vảy đậm màu, rực rỡ đẹp mắt hơn tất cả những hồ cá Koi ở các địa phương có khí hậu khác.
Mái sảnh hay mái hiên vốn là không gian đa năng của người Việt, là nơi đón ta về, là nơi mở cửa, là nơi thay giầy, là nơi ngồi đón cơn gió mát mẻ đầu mùa, là nơi trẻ con chơi đùa, là nơi người lớn trải chiếu khi có cỗ hay là nơi pha ấm trà mở đầu câu chuyện hàn huyên… Xung quanh hồ Koi có bố trí hệ lan can thép mảnh để giới hạn không gian. Vừa đủ chiều cao an toàn cho trẻ em mà không ảnh hưởng đến góc ngắm cá từ trong nhà nhìn ra.
Tâm điểm phòng khách của căn nhà là khung cửa tỷ lệ 21:9, bằng tỷ lệ rạp chếu phim với mong muốn các thành viên ngắm nhìn khung cảnh được chuyển tiếp sớm hôm, bốn mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông như một bộ phim cuộc đời, dậy sớm đun ấm trà cùng với ông nội thưởng thức buổi sáng bình yên, chiều về thủ thỉ với con những chuyện đi học ở trường, buổi tối vợ chồng dùng một chút vang nhẹ chia sẻ đôi ba câu chuyện tâm tình, giản đơn mà hạnh phúc.
Villa mang yếu tố nghỉ dưỡng chắc chắn không thể thiếu mảng xanh thiên nhiên bao trùm.
Sân cổng đậu ô tô.
Khu bàn ăn nhìn ra hồ cá Koi yên bình, trong lành.
Bếp nấu đơn giản, nhiều cửa sổ và ô thoáng.
Mỗi bữa ăn, cả nhà sẽ cùng ngồi ở đây, thưởng thức bữa ăn và kể cho nhau nghe câu chuyện của một ngày dài.