Nằm ngay chân đê sông Đáy, phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội), ngôi nhà mở ra một góc nhìn 40 độ lên mặt đường chính triền đê với ba cao độ mặt đường hạ cấp xuống nền công trình.Vị trí khu đất khá đặc biệt với mặt tiền hướng Tây nhìn lên đê. Đặc điểm địa hình và vị trí này là đề bài cho kiến trúc sư tìm giải pháp. Căn nhà thiết kế cho 2 hộ gia đình trẻ, ba thế hệ và 8 người sinh sống. Sở thích tuy có khác nhau về độ tuổi nhưng gia đình có nề nếp gia phong theo văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, là những tâm hồn có ý thức gìn giữ nét độc đáo của văn hóa truyền thống, yêu thích không gian mở, cây xanh và gió trời.Ngôi nhà chia không gian chức năng thành 4 khối chính và 4 tầng lầu.Thiết kế đan xen giữa các khối đặc tạo khoảng trống bao quanh bằng vật liệu thông thoáng tạo sự liên kết, đưa nắng gió vào bên trong công trình.Cùng với việc phân tách các không gian chức năng chung và riêng cho cả hộ là việc giải quyết phối cảnh kiến trúc cho toàn bộ công trình có phần móng thấp hơn cao độ mặt đường (2,5 – 4m). Vì vậy, kiến trúc sư đưa ra giải pháp đẩy lùi toàn bộ không gian chức năng.Tầng 2 và tầng 3 sử dụng thủ thuật vay mượn không gian bên ngoài là không gian phía sau và mặt tiền hướng ra triền đê, giải phóng toàn bộ tầng 1 làm không gian chung, gara, sân vườn.Để đảm bảo sự riêng tư cho ngôi nhà 4 tầng cũng như tránh bụi bẩn từ môi trường, kiến trúc sư xây dựng hàng rào cao như phần chân nhà, sử dụng chất liệu gạch đỏ thô và kỹ thuật tạo khoảng không thoáng đãng để thông gió và lấy sáng tự nhiên.Không gian chức năng chính của ngôi nhà được bố trí tại tầng 2 và tầng 3. Liên kết tầng 2 và 3 là một cầu thang thép mặt gỗ hiện đại, năng động cùng với những hành lang chạy xuyên suốt tới từng phòng chức năng của tầng 3.Kiến trúc sư tạo nên một không gian hiên phía trước, dẫn lối chính vào phòng khách là hành lang kết nối với mặt nước, cây xanh và những chú cá tung tăng bơi lội.Kiến trúc sư bố trí không gian giao thoa giữa trong và ngoài, nối từ hiên trước ra hiên sau.Phòng khách là trung tâm liên kết giữa các không gian chức năng còn lại, nơi gia chủ có thể quan sát mọi hoạt động diễn ra trong và ngoài ngôi nhà.Cách xử lý hình khối và mặt đứng 2 lớp không chỉ góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp không gian bên trong tránh bức xạ trực tiếp từ hướng Tây mà vẫn giao thoa được với thiên nhiên bên ngoài. Nguồn ảnh: Hoàng LêCận cảnh biệt thự đẹp như mơ của diễn viên Mạnh Trường
Nằm ngay chân đê sông Đáy, phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội), ngôi nhà mở ra một góc nhìn 40 độ lên mặt đường chính triền đê với ba cao độ mặt đường hạ cấp xuống nền công trình.
Vị trí khu đất khá đặc biệt với mặt tiền hướng Tây nhìn lên đê. Đặc điểm địa hình và vị trí này là đề bài cho kiến trúc sư tìm giải pháp.
Căn nhà thiết kế cho 2 hộ gia đình trẻ, ba thế hệ và 8 người sinh sống. Sở thích tuy có khác nhau về độ tuổi nhưng gia đình có nề nếp gia phong theo văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, là những tâm hồn có ý thức gìn giữ nét độc đáo của văn hóa truyền thống, yêu thích không gian mở, cây xanh và gió trời.
Ngôi nhà chia không gian chức năng thành 4 khối chính và 4 tầng lầu.
Thiết kế đan xen giữa các khối đặc tạo khoảng trống bao quanh bằng vật liệu thông thoáng tạo sự liên kết, đưa nắng gió vào bên trong công trình.
Cùng với việc phân tách các không gian chức năng chung và riêng cho cả hộ là việc giải quyết phối cảnh kiến trúc cho toàn bộ công trình có phần móng thấp hơn cao độ mặt đường (2,5 – 4m). Vì vậy, kiến trúc sư đưa ra giải pháp đẩy lùi toàn bộ không gian chức năng.
Tầng 2 và tầng 3 sử dụng thủ thuật vay mượn không gian bên ngoài là không gian phía sau và mặt tiền hướng ra triền đê, giải phóng toàn bộ tầng 1 làm không gian chung, gara, sân vườn.
Để đảm bảo sự riêng tư cho ngôi nhà 4 tầng cũng như tránh bụi bẩn từ môi trường, kiến trúc sư xây dựng hàng rào cao như phần chân nhà, sử dụng chất liệu gạch đỏ thô và kỹ thuật tạo khoảng không thoáng đãng để thông gió và lấy sáng tự nhiên.
Không gian chức năng chính của ngôi nhà được bố trí tại tầng 2 và tầng 3. Liên kết tầng 2 và 3 là một cầu thang thép mặt gỗ hiện đại, năng động cùng với những hành lang chạy xuyên suốt tới từng phòng chức năng của tầng 3.
Kiến trúc sư tạo nên một không gian hiên phía trước, dẫn lối chính vào phòng khách là hành lang kết nối với mặt nước, cây xanh và những chú cá tung tăng bơi lội.
Kiến trúc sư bố trí không gian giao thoa giữa trong và ngoài, nối từ hiên trước ra hiên sau.
Phòng khách là trung tâm liên kết giữa các không gian chức năng còn lại, nơi gia chủ có thể quan sát mọi hoạt động diễn ra trong và ngoài ngôi nhà.
Cách xử lý hình khối và mặt đứng 2 lớp không chỉ góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp không gian bên trong tránh bức xạ trực tiếp từ hướng Tây mà vẫn giao thoa được với thiên nhiên bên ngoài. Nguồn ảnh: Hoàng Lê