Việc ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa bị khởi tố, bắt giam về tội "Vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng" đã gây chấn động giới tài chính ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Nhadautu.Ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác gắn với quá trình phát triển thăng trầm của BIDV. Trong đó, 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Ảnh: TTXVN.Ông Hà làm việc tại BIDV từ năm 1981, làm Chủ tịch HĐQT vào năm 2008, nghỉ hưu tháng 9/2016. Trong thời gian giữ chức chủ tịch ngân hàng, ông Hà được xem là có nhiều ảnh hưởng của BIDV. Ảnh: Lao động.Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, ông Hà cũng góp phần trong điều hành đẩy nợ xấu BIDV tăng vọt. Ảnh: Tiền phong.Có thể xem việc bắt giam ông Trần Bắc Hà đã nối dài danh sách các ông chủ ngân hàng một thời lừng lẫy, vướng vòng lao lý. Trong danh sách này không thể bỏ qua ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Ảnh: Baogiaothong.Trước khi bị bắt, bầu Kiên là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ông được mệnh danh là “ông trùm” của các ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Zing.Ông Nguyễn Đức Kiên thụ án 30 năm tù giam với 4 tội danh: kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo và cố ý làm trái. Cùng với đó, bầu Kiên phải nộp phạt hơn 75 tỷ đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ trong ngân hàng 5 năm. Ảnh: VnEconomy.Từ một đại gia tiếng tăm trên thương trường, Trầm Bê đang phải thụ án 4 năm tù vì giúp sức ông Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB). khoảng 1.800 tỷ đồng. Ảnh: Zing.Trầm Bê được biết đến và phất lên là nhờ đầu tư bất động sản và ngân hàng. Trầm Bê là nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, tham gia Hội đồng Quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam. Ảnh: Tiền phong.Ông Trần Phương Bình - nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á (DongABank) đang phải hầu tòa cùng bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Ông Bình bị truy tố tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" liên quan đến hành vi chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Ngân hàng Đông Á. Ảnh: Zing.Dưới thời của ông Trần Phương Bình, Đông Á Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động...Ảnh: Người lao động.Tuy nhiên, ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đặt Đông Á vào trình trạng kiểm soát đặc biệt do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng. Ảnh: Plo.Từng được xem là "ông trùm" trong 2 lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, ông Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã bị tuyên án chung thân tại bản án sơ thẩm vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tại OceanBank. Ảnh: Zing.Trước khi vướng vòng lao lý, năm 2012, ông Hà Văn Thắm đứng thứ 8 trong số những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu trị giá 1800 tỷ đồng. Ảnh: Bizlive.Trong khi đó, ông Tạ Bá Long - nguyên Chủ tịch GPBank và ông Đoàn Văn An - nguyên Phó chủ tịch GPBank cũng bị kết án lần lượt 5 năm tù và 13 năm tù cùng về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại hơn 4.700 tỷ đồng xảy ra tại GPBank. Ảnh: Tiền phong.Video: Đại án nghìn tỷ, ông Trần Bắc Hà. Nguồn: VTC.
Việc ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa bị khởi tố, bắt giam về tội "Vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng" đã gây chấn động giới tài chính ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Nhadautu.
Ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác gắn với quá trình phát triển thăng trầm của BIDV. Trong đó, 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Ảnh: TTXVN.
Ông Hà làm việc tại BIDV từ năm 1981, làm Chủ tịch HĐQT vào năm 2008, nghỉ hưu tháng 9/2016. Trong thời gian giữ chức chủ tịch ngân hàng, ông Hà được xem là có nhiều ảnh hưởng của BIDV. Ảnh: Lao động.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, ông Hà cũng góp phần trong điều hành đẩy nợ xấu BIDV tăng vọt. Ảnh: Tiền phong.
Có thể xem việc bắt giam ông Trần Bắc Hà đã nối dài danh sách các ông chủ ngân hàng một thời lừng lẫy, vướng vòng lao lý. Trong danh sách này không thể bỏ qua ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên). Ảnh: Baogiaothong.
Trước khi bị bắt, bầu Kiên là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ông được mệnh danh là “ông trùm” của các ngân hàng Việt Nam. Ảnh: Zing.
Ông Nguyễn Đức Kiên thụ án 30 năm tù giam với 4 tội danh: kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo và cố ý làm trái. Cùng với đó, bầu Kiên phải nộp phạt hơn 75 tỷ đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ trong ngân hàng 5 năm. Ảnh: VnEconomy.
Từ một đại gia tiếng tăm trên thương trường, Trầm Bê đang phải thụ án 4 năm tù vì giúp sức ông Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB). khoảng 1.800 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
Trầm Bê được biết đến và phất lên là nhờ đầu tư bất động sản và ngân hàng. Trầm Bê là nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, tham gia Hội đồng Quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam. Ảnh: Tiền phong.
Ông Trần Phương Bình - nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á (DongABank) đang phải hầu tòa cùng bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm). Ông Bình bị truy tố tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" liên quan đến hành vi chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Ngân hàng Đông Á. Ảnh: Zing.
Dưới thời của ông Trần Phương Bình, Đông Á Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động...Ảnh: Người lao động.
Tuy nhiên, ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đặt Đông Á vào trình trạng kiểm soát đặc biệt do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng. Ảnh: Plo.
Từng được xem là "ông trùm" trong 2 lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, ông Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã bị tuyên án chung thân tại bản án sơ thẩm vụ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tại OceanBank. Ảnh: Zing.
Trước khi vướng vòng lao lý, năm 2012, ông Hà Văn Thắm đứng thứ 8 trong số những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với lượng cổ phiếu trị giá 1800 tỷ đồng. Ảnh: Bizlive.
Trong khi đó, ông Tạ Bá Long - nguyên Chủ tịch GPBank và ông Đoàn Văn An - nguyên Phó chủ tịch GPBank cũng bị kết án lần lượt 5 năm tù và 13 năm tù cùng về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại hơn 4.700 tỷ đồng xảy ra tại GPBank. Ảnh: Tiền phong.
Video: Đại án nghìn tỷ, ông Trần Bắc Hà. Nguồn: VTC.