Mới đây, Bloomberg vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số "khốn khổ" của 62 nền kinh tế dựa trên tổng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp dự báo năm nay. Ảnh: Bloomberg.Theo đó, Venezuela 5 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng với hơn 8 triệu điểm và lạm phát được dự báo lên tới 8 triệu phần trăm năm nay. Ảnh: 7ummitmagazine.Đứng vị trí số 2 là Argentina. Nền kinh tế Argentina trải qua những biến động mạnh mẽ, khi thị trường tài chính, tiền tệ liên tục lao dốc, tỷ lệ lạm phát gia tăng và nguồn vốn đầu tư giảm. Ảnh: Reuters.Năm qua, kinh tế Nam Phi rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật lần đầu kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế giảm lần lượt 2,6% và 0,7% trong quý I và quý II/2018. Ảnh: ACB.Ngày 11/3, Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK) cho biết kinh tế nước này đã bước vào đợt suy thoái đầu tiên trong thập kỷ qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thổ Nhĩ Kỳ trong quý cuối cùng của năm ngoái đã giảm 2,4% so với quý trước đó và giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh: Internationalbanker.Hy Lạp nay đã phần nào được tự do, thế nhưng theo tờ Le Soir của Bỉ, phải 15 năm nữa nước này mới xóa được tác động của cuộc khủng hoảng nợ công. Ảnh: Democracychronicles.Những bất ổn chính trị khiến khó khăn kinh tế của Ukraina càng thêm phần tồi tệ. Ảnh: Council.Vị trí thứ 8 thuộc về Uruguay. Cùng đứng thứ 9 là Brazil và Tây Ban Nha. Ảnh: Wiki.Với nguồn thu dồi dào từ xuất khẩu dầu lửa, Saudi Arabia đã là một điểm đến hấp dẫn đối với lao động từ các quốc gia khác trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây nền kinh tế lớn nhất thế giới Arab đang mất đi một phần sức hút đối với lao động nước ngoài. Ảnh: Reuters.Thái Lan một lần nữa giành danh hiệu nền kinh tế "ít khổ sở nhất", nhờ cách tính tỷ lệ thất nghiệp khác biệt. Ảnh: Nikkei.
Video: Khai mạc diễn đàn kinh tế thế giới. Nguồn: VTC14.
Mới đây, Bloomberg vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số "khốn khổ" của 62 nền kinh tế dựa trên tổng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp dự báo năm nay. Ảnh: Bloomberg.
Theo đó, Venezuela 5 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng với hơn 8 triệu điểm và lạm phát được dự báo lên tới 8 triệu phần trăm năm nay. Ảnh: 7ummitmagazine.
Đứng vị trí số 2 là Argentina. Nền kinh tế Argentina trải qua những biến động mạnh mẽ, khi thị trường tài chính, tiền tệ liên tục lao dốc, tỷ lệ lạm phát gia tăng và nguồn vốn đầu tư giảm. Ảnh: Reuters.
Năm qua, kinh tế Nam Phi rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật lần đầu kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế giảm lần lượt 2,6% và 0,7% trong quý I và quý II/2018. Ảnh: ACB.
Ngày 11/3, Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK) cho biết kinh tế nước này đã bước vào đợt suy thoái đầu tiên trong thập kỷ qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thổ Nhĩ Kỳ trong quý cuối cùng của năm ngoái đã giảm 2,4% so với quý trước đó và giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh: Internationalbanker.
Hy Lạp nay đã phần nào được tự do, thế nhưng theo tờ Le Soir của Bỉ, phải 15 năm nữa nước này mới xóa được tác động của cuộc khủng hoảng nợ công. Ảnh: Democracychronicles.
Những bất ổn chính trị khiến khó khăn kinh tế của Ukraina càng thêm phần tồi tệ. Ảnh: Council.
Vị trí thứ 8 thuộc về Uruguay. Cùng đứng thứ 9 là Brazil và Tây Ban Nha. Ảnh: Wiki.
Với nguồn thu dồi dào từ xuất khẩu dầu lửa, Saudi Arabia đã là một điểm đến hấp dẫn đối với lao động từ các quốc gia khác trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây nền kinh tế lớn nhất thế giới Arab đang mất đi một phần sức hút đối với lao động nước ngoài. Ảnh: Reuters.
Thái Lan một lần nữa giành danh hiệu nền
kinh tế "ít khổ sở nhất", nhờ cách tính tỷ lệ thất nghiệp khác biệt.
Ảnh: Nikkei.
Video: Khai mạc diễn đàn kinh tế thế giới. Nguồn: VTC14.