Ghi nhận của PV, khu trung tâm xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đang trong tình trạng ngập lụt, chìm trong biển nước, nơi ngập sâu nhất gần đến 2m, giao thông nhiều tuyến phố gần như tê liệt, phải dùng thuyền để di chuyển.Xã Bát Tràng nằm ven sông Hồng, có hơn 8.000 người sinh sống. Nước lũ dâng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân, việc kinh doanh bị ngưng trệ."Nước bắt đầu ngập và dâng nhanh từ đêm ngày 11/9, nhà tôi nước ngập vào đầu gối, các sản phẩm đồ gốm phải gom, di chuyển thật nhanh. Đến khi trời hết mưa thì nước không dâng nữa, đến nay rút được một ít nhưng không đáng kể, tôi tranh thủ rửa những đồ bị ngấm nước", ông Minh (xã Bát Tràng) chia sẻ."Phải 20 năm nay, xã mới lại bị ngập một trận lớn như thế, rất nhiều sản phẩm của chúng tôi bị hỏng, vỡ do va đập và bị nước cuốn trôi.Một hộ kinh doanh lớn ở xã Bát Tràng cho biết thiệt hại hơn nửa tỷ đồng sau trận ngập. "Nước lũ vào, dâng nhanh khiến các sản phẩm bị hỏng, nhiều chiếc lục bình cỡ lớn có giá hàng trăm triệu chưa kịp di chuyển thì đã đổ vỡ. Thiệt hại cửa hàng ước tính khoảng 600 triệu đồng", người này chia sẻ.Những cặp lục bình có giá hàng trăm triệu bị đổ vỡ.Nhiều sản phẩm nứt vỡ sau trận lũ đều bỏ đi tiếc nuối.Việc kinh doanh ở khu phố Gốm bị ngưng trệ, các cửa hàng hầu như đều ngập nước.Một gia đình tranh thủ lau rửa các sản phẩm, đồ dùng khi nước lũ rút được một ít.Một số mảnh gốm trôi theo dòng nước.Người dân vận chuyển sản phẩm gốm ra khỏi vùng ngập úng.Hiện tại chưa thể đếm được số lượng sản phẩm hỏng nhưng ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.Sáng 13/9, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h mực nước qua khu vực Hà Nội là 10,02m, dưới mức báo động 2 là 0,48m.Nhiều khu vực vẫn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.Nhiều ngôi nhà, cửa hàng chìm trong biển nước.Khu vực ngập sâu đến gần 2m, người dân đã di tản, giao thông tê liệt.Các trường học ở xã Bát Tràng đều trong tình trạng ngập sâu, có những điểm ngập sâu hơn 1m.
Ghi nhận của PV, khu trung tâm xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đang trong tình trạng ngập lụt, chìm trong biển nước, nơi ngập sâu nhất gần đến 2m, giao thông nhiều tuyến phố gần như tê liệt, phải dùng thuyền để di chuyển.
Xã Bát Tràng nằm ven sông Hồng, có hơn 8.000 người sinh sống. Nước lũ dâng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân, việc kinh doanh bị ngưng trệ.
"Nước bắt đầu ngập và dâng nhanh từ đêm ngày 11/9, nhà tôi nước ngập vào đầu gối, các sản phẩm đồ gốm phải gom, di chuyển thật nhanh. Đến khi trời hết mưa thì nước không dâng nữa, đến nay rút được một ít nhưng không đáng kể, tôi tranh thủ rửa những đồ bị ngấm nước", ông Minh (xã Bát Tràng) chia sẻ.
"Phải 20 năm nay, xã mới lại bị ngập một trận lớn như thế, rất nhiều sản phẩm của chúng tôi bị hỏng, vỡ do va đập và bị nước cuốn trôi.
Một hộ kinh doanh lớn ở xã Bát Tràng cho biết thiệt hại hơn nửa tỷ đồng sau trận ngập. "Nước lũ vào, dâng nhanh khiến các sản phẩm bị hỏng, nhiều chiếc lục bình cỡ lớn có giá hàng trăm triệu chưa kịp di chuyển thì đã đổ vỡ. Thiệt hại cửa hàng ước tính khoảng 600 triệu đồng", người này chia sẻ.
Những cặp lục bình có giá hàng trăm triệu bị đổ vỡ.
Nhiều sản phẩm nứt vỡ sau trận lũ đều bỏ đi tiếc nuối.
Việc kinh doanh ở khu phố Gốm bị ngưng trệ, các cửa hàng hầu như đều ngập nước.
Một gia đình tranh thủ lau rửa các sản phẩm, đồ dùng khi nước lũ rút được một ít.
Một số mảnh gốm trôi theo dòng nước.
Người dân vận chuyển sản phẩm gốm ra khỏi vùng ngập úng.
Hiện tại chưa thể đếm được số lượng sản phẩm hỏng nhưng ước tính thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Sáng 13/9, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h mực nước qua khu vực Hà Nội là 10,02m, dưới mức báo động 2 là 0,48m.
Nhiều khu vực vẫn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều ngôi nhà, cửa hàng chìm trong biển nước.
Khu vực ngập sâu đến gần 2m, người dân đã di tản, giao thông tê liệt.
Các trường học ở xã Bát Tràng đều trong tình trạng ngập sâu, có những điểm ngập sâu hơn 1m.