Trời sụp tối, anh Lê Tài Thủ (ở TP. Cà Mau) lại lên xuồng rảo khắp vuông tôm của mình để tìm bắt rắn bông súng. Gọi rắn bông súng do chúng thường bám vào bông hoa súng để nổi trên mặt nước trú ẩn.Anh Thủ cho biết, mùa này rắn bông súng mập, sau mỗi cơn mưa rắn trồi lên mặt nước bám vào các bụi bông súng hoặc các cây cỏ nước nên rất dễ bắt.Rắn bông súng thuộc loài rắn sống dưới nước, không độc, phần lưng thường có màu đen hoặc vàng tùy theo màu nước, phần bụng thường có màu trắng.Dụng cụ bắt rắn chỉ đơn giản như đèn pin, bọc đựng rắn… mỗi đêm, một người có thể soi bắt từ 2 - 4 ký rắn.Việc bắt rắn đòi hỏi người bắt phải có nhiều kinh nghiệm, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng để không bị rắn cắn lại.Rắn bông súng to nhất chỉ đạt trọng lượng khoảng 300 gram và được mua với giá khoảng 250.000/kg.Rắn bông súng thường sinh trưởng tự nhiên trong đồng ruộng, thân mình to, đầu nhỏ, ăn các loài cá, tôm nhỏ và hoạt động về đêm. Rắn bông súng thịt mềm, ngọt và thường được chế biến thành các món như rắn luộc sả, kho sả ớt, nướng trui hoặc xào với lá nhàu, lá cách…Đi soi đêm, ngoài việc bắt rắn để bán lấy tiền trang trải cuộc sống thì người dân còn bắt thêm được tôm càng, cua, cá để cải thiện bữa ăn hằng ngày.Tôm càng xanh tự nhiên được thợ rắn bắt thêm mỗi đêm.
Trời sụp tối, anh Lê Tài Thủ (ở TP. Cà Mau) lại lên xuồng rảo khắp vuông tôm của mình để tìm bắt rắn bông súng. Gọi rắn bông súng do chúng thường bám vào bông hoa súng để nổi trên mặt nước trú ẩn.
Anh Thủ cho biết, mùa này rắn bông súng mập, sau mỗi cơn mưa rắn trồi lên mặt nước bám vào các bụi bông súng hoặc các cây cỏ nước nên rất dễ bắt.
Rắn bông súng thuộc loài rắn sống dưới nước, không độc, phần lưng thường có màu đen hoặc vàng tùy theo màu nước, phần bụng thường có màu trắng.
Dụng cụ bắt rắn chỉ đơn giản như đèn pin, bọc đựng rắn… mỗi đêm, một người có thể soi bắt từ 2 - 4 ký rắn.
Việc bắt rắn đòi hỏi người bắt phải có nhiều kinh nghiệm, nhanh nhẹn và nhẹ nhàng để không bị rắn cắn lại.
Rắn bông súng to nhất chỉ đạt trọng lượng khoảng 300 gram và được mua với giá khoảng 250.000/kg.
Rắn bông súng thường sinh trưởng tự nhiên trong đồng ruộng, thân mình to, đầu nhỏ, ăn các loài cá, tôm nhỏ và hoạt động về đêm. Rắn bông súng thịt mềm, ngọt và thường được chế biến thành các món như rắn luộc sả, kho sả ớt, nướng trui hoặc xào với lá nhàu, lá cách…
Đi soi đêm, ngoài việc bắt rắn để bán lấy tiền trang trải cuộc sống thì người dân còn bắt thêm được tôm càng, cua, cá để cải thiện bữa ăn hằng ngày.
Tôm càng xanh tự nhiên được thợ rắn bắt thêm mỗi đêm.