Mỗi vụ cam có thể thu về lãi 1 – 1,5 tỷ đồng là hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cam đường Canh, cam Vinh trên đất đồi của gia đình chị Vũ Thị Thìn ở thôn Đồng Quýt, xã vùng cao Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Khuyến Nông.Theo Khuyến Nông, những năm gần đây, vườn cam tiền tỷ nhà chị Thìn luôn được mùa cho thu hoạch từ 50 – 65 tấn quả/vụ, giá trị thu về đạt từ 1,2 – 1,5 tỷ đồng/năm. Điển hình như năm 2015, vườn cam nhà chị Thìn cho sản lượng 65 tấn quả, tổng giá trị thu về gần 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Khuyến Nông.Theo Nông nghiệp Việt Nam, vườn cam sành của anh Trình Ngọc Huynh, sinh năm 1963, ở thôn 65, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Không chỉ tạo thu nhập “khủng” cho cá nhân, anh Huynh còn có công đóng góp để cam sành Hàm Yên trở thành 1 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.Sau nhiều năm vật lộn với nghề trồng cam, đến nay gia đình anh Huynh đã có khoảng 10ha cam sành, cùng 51 ha rừng xanh tốt. Nhờ việc trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật, nên cam sành của gia đình anh luôn ổn định về giá và đạt chất lượng cao. Vụ thu hoạch cam năm ngoái, đã cho gia đình anh doanh thu trên 2,4 tỷ đồng. Ngoài ra, anh Huynh còn tạo việc làm cho 30 nhân công trong xã mỗi khi đến mùa thu hái cam. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.Anh Bùi Việt Bách, một chàng trai dân tộc Mường đã xóa tan nỗi lo hoa quả "ngậm" thuốc, gây dựng thương hiệu cam Cao Phong, đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn và đưa về thu nhập làm giàu 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: VTV.Theo VTV6, nhờ sự khéo léo trong việc cơ cấu giống hợp lý, anh Bùi Việt Bách đã khai thác triệt để diện tích đất trồng và kéo dài thời gian canh tác. Không chỉ vậy, với 20ha diện tích đất trồng cam, anh Bách còn phân luồng nhiều lứa cam khác nhau để có thể thu hoạch cam với năng suất cao. Chính vì vậy, chỉ với 10ha cam thu hoạch, anh Bách cũng thu về 4 – 5 tỷ đồng/năm. Ảnh: VTV.Ông Tư Có (Trần Thanh Có), ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, sở hữu những đồi cam bạt ngàn đang cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm. Ảnh: Người Lao Động.Theo Người Lao động, năm 2003, ông Tư Có sở hữu khoảng 7 ha đất trồng cam sành, sau 3 năm vườn cây cho thu hoạch, trừ chi phí, ông thu lãi hơn 3 tỉ đồng. Những năm gần đây, ông Tư Có còn bắt tay vào trồng cam nghịch vụ. Với mỗi ha đất trồng cam nghịch vụ, người dân thu lời bạc tỉ. Ảnh: Người Lao Động.Những năm gần đây, ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình xuất hiện ngày càng nhiều những tỷ phú nông dân giàu có lên nhờ cây cam. Tiêu biểu trong số đó là anh Nguyễn Đức Huy (32 tuổi), Khu 4, Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Dân Việt.Theo Dân Việt, vợ chồng anh Huy đang có 7 vườn cam với tổng diện tích lên tới hơn 6ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là trên 2,5ha. Nhờ thời tiết thuận lợi nên vườn cam năm 2014 của anh Huy cho thu hoạch hơn từ 1,4 tỷ đồng từ tiền bán cam, sau khi đã trừ chi phí đầu vào. Ảnh minh họa: Internet.Từ tay trắng, anh Phạm Hoàng Lộc (ngụ ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã “liều mình” vay vốn, thuê đất trồng cam sành và có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.Với 14.000m2 trồng cam sành và áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật mình học được, đến nay anh Lộc đã thu về hơn 3 tỷ đồng. Ảnh: Tiền Phong.Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Dân Trí.“Năm 2015, ước tính cả 2 vụ thu được khoảng trên 60 tấn quả. Bình quân, cam được bán với giá từ 20 - 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, tính sơ sơ gia đình tôi thu về được khoảng 1 tỷ đồng”, anh Minh chia sẻ trên Dân Trí. Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ.Nguyễn Văn Hảo (24 tuổi), hội viên Hội LHTN VN xã Tam Dị (H.Lục Nam, Bắc Giang) là tỷ phú trẻ nhất xã Tam Dị khi có trang trại rộng gần 10 ha, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm và trực tiếp giúp đỡ 18 lao động có việc làm ổn định. Ảnh: Thanh Niên.
Mỗi vụ cam có thể thu về lãi 1 – 1,5 tỷ đồng là hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cam đường Canh, cam Vinh trên đất đồi của gia đình chị Vũ Thị Thìn ở thôn Đồng Quýt, xã vùng cao Tân Mộc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Khuyến Nông.
Theo Khuyến Nông, những năm gần đây, vườn cam tiền tỷ nhà chị Thìn luôn được mùa cho thu hoạch từ 50 – 65 tấn quả/vụ, giá trị thu về đạt từ 1,2 – 1,5 tỷ đồng/năm. Điển hình như năm 2015, vườn cam nhà chị Thìn cho sản lượng 65 tấn quả, tổng giá trị thu về gần 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Khuyến Nông.
Theo Nông nghiệp Việt Nam, vườn cam sành của anh Trình Ngọc Huynh, sinh năm 1963, ở thôn 65, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Không chỉ tạo thu nhập “khủng” cho cá nhân, anh Huynh còn có công đóng góp để cam sành Hàm Yên trở thành 1 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Sau nhiều năm vật lộn với nghề trồng cam, đến nay gia đình anh Huynh đã có khoảng 10ha cam sành, cùng 51 ha rừng xanh tốt. Nhờ việc trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật, nên cam sành của gia đình anh luôn ổn định về giá và đạt chất lượng cao. Vụ thu hoạch cam năm ngoái, đã cho gia đình anh doanh thu trên 2,4 tỷ đồng. Ngoài ra, anh Huynh còn tạo việc làm cho 30 nhân công trong xã mỗi khi đến mùa thu hái cam. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Anh Bùi Việt Bách, một chàng trai dân tộc Mường đã xóa tan nỗi lo hoa quả "ngậm" thuốc, gây dựng thương hiệu cam Cao Phong, đảm bảo chất lượng, tuyệt đối an toàn và đưa về thu nhập làm giàu 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: VTV.
Theo VTV6, nhờ sự khéo léo trong việc cơ cấu giống hợp lý, anh Bùi Việt Bách đã khai thác triệt để diện tích đất trồng và kéo dài thời gian canh tác. Không chỉ vậy, với 20ha diện tích đất trồng cam, anh Bách còn phân luồng nhiều lứa cam khác nhau để có thể thu hoạch cam với năng suất cao. Chính vì vậy, chỉ với 10ha cam thu hoạch, anh Bách cũng thu về 4 – 5 tỷ đồng/năm. Ảnh: VTV.
Ông Tư Có (Trần Thanh Có), ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, sở hữu những đồi cam bạt ngàn đang cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm. Ảnh: Người Lao Động.
Theo Người Lao động, năm 2003, ông Tư Có sở hữu khoảng 7 ha đất trồng cam sành, sau 3 năm vườn cây cho thu hoạch, trừ chi phí, ông thu lãi hơn 3 tỉ đồng. Những năm gần đây, ông Tư Có còn bắt tay vào trồng cam nghịch vụ. Với mỗi ha đất trồng cam nghịch vụ, người dân thu lời bạc tỉ. Ảnh: Người Lao Động.
Những năm gần đây, ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình xuất hiện ngày càng nhiều những tỷ phú nông dân giàu có lên nhờ cây cam. Tiêu biểu trong số đó là anh Nguyễn Đức Huy (32 tuổi), Khu 4, Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Dân Việt.
Theo Dân Việt, vợ chồng anh Huy đang có 7 vườn cam với tổng diện tích lên tới hơn 6ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là trên 2,5ha. Nhờ thời tiết thuận lợi nên vườn cam năm 2014 của anh Huy cho thu hoạch hơn từ 1,4 tỷ đồng từ tiền bán cam, sau khi đã trừ chi phí đầu vào. Ảnh minh họa: Internet.
Từ tay trắng, anh Phạm Hoàng Lộc (ngụ ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã “liều mình” vay vốn, thuê đất trồng cam sành và có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với 14.000m2 trồng cam sành và áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật mình học được, đến nay anh Lộc đã thu về hơn 3 tỷ đồng. Ảnh: Tiền Phong.
Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Dân Trí.
“Năm 2015, ước tính cả 2 vụ thu được khoảng trên 60 tấn quả. Bình quân, cam được bán với giá từ 20 - 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, tính sơ sơ gia đình tôi thu về được khoảng 1 tỷ đồng”, anh Minh chia sẻ trên Dân Trí. Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ.
Nguyễn Văn Hảo (24 tuổi), hội viên Hội LHTN VN xã Tam Dị (H.Lục Nam, Bắc Giang) là tỷ phú trẻ nhất xã Tam Dị khi có trang trại rộng gần 10 ha, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm và trực tiếp giúp đỡ 18 lao động có việc làm ổn định. Ảnh: Thanh Niên.