Antonov An-225 Mriya được xem là nhà vô địch hạng nặng không thể tranh cãi của bầu trời. Ảnh: WikiVới sải cánh dài 88,3 mét và trọng lượng cất cánh tối đa hơn 639 tấn, đây là chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo. Ảnh: Air Charter ServiceMcDonnell Douglas KC-10 Extender là máy bay tiếp nhiên liệu trên không quan trọng của Không quân Mỹ. Với sải cánh dài hơn 50 mét, chiều dài khoảng 55 mét, chiếc máy bay vận tải này có thể mang tới 161 tấn nhiên liệu. Ảnh: WikiĐi vào hoạt động năm 1981, KC-10 vẫn hoạt động cho đến ngày nay, đóng vai trò quan trọng trong cả nhiệm vụ tiếp nhiên liệu và vận chuyển hàng hóa. Tính linh hoạt và độ tin cậy biến nó trở thành nền tảng của ngành hàng không quân sự Mỹ. Ảnh: WikiBoeing Dreamlifter, phiên bản cải tiến của Boeing 747-400, là một trong những máy bay chở hàng lớn nhất thế giới. Với sải cánh dài 64 mét và trọng lượng cất cánh tối đa 364 tấn, Dreamlifter được trang bị để chở trọng tải lên tới 113 tấn. Ảnh: WikiBoeing Dreamlifter cần thiết cho chuỗi cung ứng của Boeing, vận chuyển các bộ phận nhưu thân máy bay và cánh cho Boeing 787 Dreamliner trên toàn cầu. Thiết kế đuôi xoay độc đáo cho phép dễ dàng chất và dỡ hàng hóa quá khổ, khiến Boeing Dreamlifter trở thành một tài sản quan trọng trong hậu cần hàng không hiện đại. Ảnh: WikiAirbus Beluga XL có thể dễ dàng nhận biết nhờ thân máy bay phình đặc trưng, được thiết kế chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa quá khổ như các bộ phận máy bay. Với sải cánh dài hơn 60 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 226 tấn, Beluga XL có thể chở tới 50 tấn hàng hóa. Ảnh: WikiRa mắt vào năm 2019, Airbus Beluga XL là một phần quan trọng trong mạng lưới hậu cần của Airbus, vận chuyển các bộ phận lớn của Airbus A350 và A380 giữa các địa điểm sản xuất trên khắp châu Âu. Ảnh: WikiAirbus A380-800 là máy bay chở khách lớn nhất thế giới, nổi tiếng với thiết kế hai tầng đặc trưng. Với sải cánh dài gần 80 mét và trọng lượng cất cánh tối đa 575 tấn, chiếc máy bay khổng lồ này có thể chở tới 550 hành khách theo cấu hình ba hạng ghế thông thường. Ảnh: WikiRa mắt vào năm 2007, A380-800 được chế tạo để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng và tối đa hóa sức chứa hành khách trên các tuyến đường dài. Ảnh: Wiki
Antonov An-225 Mriya được xem là nhà vô địch hạng nặng không thể tranh cãi của bầu trời. Ảnh: Wiki
Với sải cánh dài 88,3 mét và trọng lượng cất cánh tối đa hơn 639 tấn, đây là chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo. Ảnh: Air Charter Service
McDonnell Douglas KC-10 Extender là máy bay tiếp nhiên liệu trên không quan trọng của Không quân Mỹ. Với sải cánh dài hơn 50 mét, chiều dài khoảng 55 mét, chiếc máy bay vận tải này có thể mang tới 161 tấn nhiên liệu. Ảnh: Wiki
Đi vào hoạt động năm 1981, KC-10 vẫn hoạt động cho đến ngày nay, đóng vai trò quan trọng trong cả nhiệm vụ tiếp nhiên liệu và vận chuyển hàng hóa. Tính linh hoạt và độ tin cậy biến nó trở thành nền tảng của ngành hàng không quân sự Mỹ. Ảnh: Wiki
Boeing Dreamlifter, phiên bản cải tiến của Boeing 747-400, là một trong những máy bay chở hàng lớn nhất thế giới. Với sải cánh dài 64 mét và trọng lượng cất cánh tối đa 364 tấn, Dreamlifter được trang bị để chở trọng tải lên tới 113 tấn. Ảnh: Wiki
Boeing Dreamlifter cần thiết cho chuỗi cung ứng của Boeing, vận chuyển các bộ phận nhưu thân máy bay và cánh cho Boeing 787 Dreamliner trên toàn cầu. Thiết kế đuôi xoay độc đáo cho phép dễ dàng chất và dỡ hàng hóa quá khổ, khiến Boeing Dreamlifter trở thành một tài sản quan trọng trong hậu cần hàng không hiện đại. Ảnh: Wiki
Airbus Beluga XL có thể dễ dàng nhận biết nhờ thân máy bay phình đặc trưng, được thiết kế chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa quá khổ như các bộ phận máy bay. Với sải cánh dài hơn 60 mét, trọng lượng cất cánh tối đa 226 tấn, Beluga XL có thể chở tới 50 tấn hàng hóa. Ảnh: Wiki
Ra mắt vào năm 2019, Airbus Beluga XL là một phần quan trọng trong mạng lưới hậu cần của Airbus, vận chuyển các bộ phận lớn của Airbus A350 và A380 giữa các địa điểm sản xuất trên khắp châu Âu. Ảnh: Wiki
Airbus A380-800 là máy bay chở khách lớn nhất thế giới, nổi tiếng với thiết kế hai tầng đặc trưng. Với sải cánh dài gần 80 mét và trọng lượng cất cánh tối đa 575 tấn, chiếc máy bay khổng lồ này có thể chở tới 550 hành khách theo cấu hình ba hạng ghế thông thường. Ảnh: Wiki
Ra mắt vào năm 2007, A380-800 được chế tạo để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng tăng và tối đa hóa sức chứa hành khách trên các tuyến đường dài. Ảnh: Wiki