Du thuyền của FLC bán đấu giá lần thứ 6 với giá khởi điểm 25,8 tỷ đồng.
VietinBank cũng thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá siêu xe McLaren 765LT Coupe 2 chỗ ngồi để thu hồi nợ. Chiếc McLaren 765LT được sản xuất năm 2021, mang biển kiểm soát 51K-011.86. Xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào đầu năm 2022, giá khởi điểm được VietinBank đưa ra hơn 27,5 tỷ đồng.
Một tài sản hạng sang khác là du thuyền FLC Alabatross của CTCP Tập đoàn FLC cũng sắp được đưa ra bán đấu giá lần thứ 6 với giá khởi điểm 25,8 tỷ đồng.
Du thuyền của FLC thuộc dòng Galeon 660 Fly được đóng tại Ba Lan năm 2017. FLC Albatross có chiều dài thiết kế gần 22 m, rộng hơn 5m, chiều cao mạn 3,15 m. Du thuyền có 4 phòng ngủ, quầy bar, khu tắm nắng, nơi tổ chức tiệc. Tàu có sức chứa theo đăng ký là 12 người.
Trước đó, tại lần đấu giá thứ nhất vào tháng 11/2022, chiếc du thuyền này có mức giá khởi điểm 35,7 tỷ đồng. Trải qua 5 lần đấu giá, tài sản này của FLC đã giảm gần 10 tỷ đồng.
Mối lo nợ xấu
Nợ xấu đang là mối lo của toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đã đạt 4,95% nợ xấu bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Các khoản nợ xấu có nguy cơ trở thành nợ xấu là rất lớn.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, trong năm nay Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%.
Mới đây, nhóm nghiên cứu SSI Research trong báo cáo về ngành ngân hàng mới phát hành cho rằng, năm nay tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, từ cuối năm 2022 đến nay, các quy định được ban hành chủ yếu theo hướng cho ngân hàng cơ chế trì hoãn trong việc ghi nhận và trích lập dự phòng cũng như tạo điều kiện gia hạn thêm thời gian cho các chủ đầu tư bất động sản giải quyết nghĩa vụ nợ sắp đến hạn. Tuy nhiên, kể cả với những cơ chế như vậy, nợ xấu và nợ cần chú ý tại các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu đã tăng lần lượt 53% và 42% so với đầu năm tính tại thời điểm cuối quý III/2023. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu, nợ Nhóm 2 và nợ tái cơ cấu tăng lên lần lượt là 1,98%, 2,38% và 1%. Các khoản vay có vấn đề này tương đương với 5,3% tổng dư nợ tính tại thời điểm cuối quý III/2023.
Do tăng trưởng tín dụng tăng tốc vào cuối năm, đạt mức trên 13,71% (tăng 4,7% so với tháng trước), SSI Research kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống trong quý IV/2023 còn 1,89%. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2023, do cuối năm dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn.
Du thuyền của FLC bán đấu giá lần thứ 6 với giá khởi điểm 25,8 tỷ đồng.
VietinBank cũng thông báo lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá siêu xe McLaren 765LT Coupe 2 chỗ ngồi để thu hồi nợ. Chiếc McLaren 765LT được sản xuất năm 2021, mang biển kiểm soát 51K-011.86. Xe được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào đầu năm 2022, giá khởi điểm được VietinBank đưa ra hơn 27,5 tỷ đồng.
Một tài sản hạng sang khác là du thuyền FLC Alabatross của CTCP Tập đoàn FLC cũng sắp được đưa ra bán đấu giá lần thứ 6 với giá khởi điểm 25,8 tỷ đồng.
Du thuyền của FLC thuộc dòng Galeon 660 Fly được đóng tại Ba Lan năm 2017. FLC Albatross có chiều dài thiết kế gần 22 m, rộng hơn 5m, chiều cao mạn 3,15 m. Du thuyền có 4 phòng ngủ, quầy bar, khu tắm nắng, nơi tổ chức tiệc. Tàu có sức chứa theo đăng ký là 12 người.
Trước đó, tại lần đấu giá thứ nhất vào tháng 11/2022, chiếc du thuyền này có mức giá khởi điểm 35,7 tỷ đồng. Trải qua 5 lần đấu giá, tài sản này của FLC đã giảm gần 10 tỷ đồng.
Mối lo nợ xấu
Nợ xấu đang là mối lo của toàn hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đã đạt 4,95% nợ xấu bán cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Các khoản nợ xấu có nguy cơ trở thành nợ xấu là rất lớn.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, trong năm nay Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%.
Mới đây, nhóm nghiên cứu SSI Research trong báo cáo về ngành ngân hàng mới phát hành cho rằng, năm nay tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, từ cuối năm 2022 đến nay, các quy định được ban hành chủ yếu theo hướng cho ngân hàng cơ chế trì hoãn trong việc ghi nhận và trích lập dự phòng cũng như tạo điều kiện gia hạn thêm thời gian cho các chủ đầu tư bất động sản giải quyết nghĩa vụ nợ sắp đến hạn. Tuy nhiên, kể cả với những cơ chế như vậy, nợ xấu và nợ cần chú ý tại các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu đã tăng lần lượt 53% và 42% so với đầu năm tính tại thời điểm cuối quý III/2023. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu, nợ Nhóm 2 và nợ tái cơ cấu tăng lên lần lượt là 1,98%, 2,38% và 1%. Các khoản vay có vấn đề này tương đương với 5,3% tổng dư nợ tính tại thời điểm cuối quý III/2023.
Do tăng trưởng tín dụng tăng tốc vào cuối năm, đạt mức trên 13,71% (tăng 4,7% so với tháng trước), SSI Research kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống trong quý IV/2023 còn 1,89%. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2023, do cuối năm dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn.