Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chốt thiết kế cầu Trần Hưng Đạo. Phương án này đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư) phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hồi tháng 10/2021. Ảnh: Ban tổ chức cung cấpTheo phương án được lựa chọn, cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Ảnh: Báo giao thôngĐơn vị thiết kế từng giải thích, phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận. Ảnh: ZingCầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ảnh: BTCCác khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Ảnh: Báo giao thôngCầu có đường lên xuống cho người đi bộ, phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm và hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí. Ảnh: Báo giao thôngTheo phương án đưa ra, hệ thống giao thông được thiết kế kết nối với tất cả các hướng nhưng không ảnh hưởng đến công trình hiện hữu tại vị trí cầu dẫn. Ảnh: Báo giao thôngCầu Trần Hưng Đạo được thiết kế sẽ trở thành trung tâm của Hà Nội mới, kết nối khu phố cổ với các khu vực mới đang phát triển thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu. Ảnh: Báo giao thôngDự kiến, cầu Trần Hưng Đạo được thực hiện trong hơn 3 năm, hoàn thành vào quý II/2025. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 8.700 tỷ đồng. Ảnh: Lao độngTheo đánh giá của TS. Nguyễn Hữu Đức, việc đơn vị thiết kế tính toán được cây cầu vừa thêm công năng, vừa tiết giảm được chi phí so với dự toán ban đầu là đáng mừng. Trong số tất cả cây cầu của Hà Nội hiện tại, chưa có cầu nào có công năng đặc biệt như vậy. Ảnh: Báo giao thôngCây cầu lung linh dưới ánh đèn buổi tối. Ảnh: Lao độngVideo: Phối cảnh 3D cầu Trần Hưng Đạo. Nguồn: Lao động
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã chốt thiết kế cầu Trần Hưng Đạo. Phương án này đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư) phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hồi tháng 10/2021. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Theo phương án được lựa chọn, cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Ảnh: Báo giao thông
Đơn vị thiết kế từng giải thích, phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận. Ảnh: Zing
Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ảnh: BTC
Các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Ảnh: Báo giao thông
Cầu có đường lên xuống cho người đi bộ, phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm và hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí. Ảnh: Báo giao thông
Theo phương án đưa ra, hệ thống giao thông được thiết kế kết nối với tất cả các hướng nhưng không ảnh hưởng đến công trình hiện hữu tại vị trí cầu dẫn. Ảnh: Báo giao thông
Cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế sẽ trở thành trung tâm của Hà Nội mới, kết nối khu phố cổ với các khu vực mới đang phát triển thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu. Ảnh: Báo giao thông
Dự kiến, cầu Trần Hưng Đạo được thực hiện trong hơn 3 năm, hoàn thành vào quý II/2025. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 8.700 tỷ đồng. Ảnh: Lao động
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Hữu Đức, việc đơn vị thiết kế tính toán được cây cầu vừa thêm công năng, vừa tiết giảm được chi phí so với dự toán ban đầu là đáng mừng. Trong số tất cả cây cầu của Hà Nội hiện tại, chưa có cầu nào có công năng đặc biệt như vậy. Ảnh: Báo giao thông
Cây cầu lung linh dưới ánh đèn buổi tối. Ảnh: Lao động
Video: Phối cảnh 3D cầu Trần Hưng Đạo. Nguồn: Lao động