Sâm Ngọc Linh được coi là loại sâm quý hiếm, bổ dưỡng và có giá vô cùng đắt đỏ. Loài cây được biết đến rộng rãi từ năm 1973 khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Ảnh: Vietnamnet.Khi biết được cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao, nhiều người lên núi tìm khiến sâm tự nhiên ngày càng khan hiếm. Sau đó, người dân đem sâm về trong vườn, trên đình núi. Ảnh: Samngoclinh.Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 nhằm mở rộng vùng trồng sâm ở Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000 hecta, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Ảnh: Báo Quảng Nam.Do giá bán sâm Ngọc Linh rất cao, (loại rẻ nhất khoảng 40 triệu đồng/kg) nên không ít người dân trong bản làng của người Xê Đăng (xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam) sở hữu cả gia tài trăm tỷ đồng. Họ giàu lên nhanh chóng từ trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: Vietnamnet.Sâm Ngọc Linh có giá trị cao nhất trong các loài sâm Việt Nam. Sâm từ 5 - 7 tuổi có giá khoảng 60 - 75 triệu đồng/kg. Sâm càn nhiều tuổi thì giá càng đắt. Ảnh: Vietnamnet.Đặc biệt, có những củ sâm khủng hơn 100 tuổi, nặng gần 1kg được bán với giá 250 triệu đồng. Ảnh: Vietnamnet. Tôm nước lợ đang là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Con tôm luôn mang lại thu nhập cao doanh nghiệp và các hộ nuôi. Ngành nuôi tôm được đánh giá là ngành lợi nhuận cao. Ảnh: Dân Việt.Theo chia sẻ của một người dân ở Sóc Trăng, với diện tích hơn 2.000m2 thả nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình thu hơn 1,3 tấn tôm, trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng. Ảnh: Quảng Ngãi.Mục tiêu phát triển ngành tôm Việt Nam là sớm đạt mốc kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong kế hoạch đến năm 2025. Ảnh: Quảng Ngãi.Cũng nằm trong danh sách "sản phẩm Quốc gia", cà phê Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở sản lượng, giá trị mà còn ở đẳng cấp. Ảnh: Caphevietnam.Với diện tích khoảng 700.000ha, sản lượng cà phê nhân 1,6-1,7 triệu tấn/năm, Việt Nam đã và đang trở thành nước sản xuất, xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới (sau Brazil). Ảnh: Vietnamnet.Cà phê đã mang lại cuộc sống ấm no cho hàng triệu người nông dân Việt Nam. Việc người dân thu bạc triệu cho đến tiền tỷ mỗi năm từ cây cà phê không còn là chuyện hiếm. Ảnh: Vietnamnet.
Sâm Ngọc Linh được coi là loại sâm quý hiếm, bổ dưỡng và có giá vô cùng đắt đỏ. Loài cây được biết đến rộng rãi từ năm 1973 khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Ảnh: Vietnamnet.
Khi biết được cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao, nhiều người lên núi tìm khiến sâm tự nhiên ngày càng khan hiếm. Sau đó, người dân đem sâm về trong vườn, trên đình núi. Ảnh: Samngoclinh.
Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 nhằm mở rộng vùng trồng sâm ở Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000 hecta, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Do giá bán sâm Ngọc Linh rất cao, (loại rẻ nhất khoảng 40 triệu đồng/kg) nên không ít người dân trong bản làng của người Xê Đăng (xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam) sở hữu cả gia tài trăm tỷ đồng. Họ giàu lên nhanh chóng từ trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh: Vietnamnet.
Sâm Ngọc Linh có giá trị cao nhất trong các loài sâm Việt Nam. Sâm từ 5 - 7 tuổi có giá khoảng 60 - 75 triệu đồng/kg. Sâm càn nhiều tuổi thì giá càng đắt. Ảnh: Vietnamnet.
Đặc biệt, có những củ sâm khủng hơn 100 tuổi, nặng gần 1kg được bán với giá 250 triệu đồng. Ảnh: Vietnamnet.
Tôm nước lợ đang là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Con tôm luôn mang lại thu nhập cao doanh nghiệp và các hộ nuôi. Ngành nuôi tôm được đánh giá là ngành lợi nhuận cao. Ảnh: Dân Việt.
Theo chia sẻ của một người dân ở Sóc Trăng, với diện tích hơn 2.000m2 thả nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình thu hơn 1,3 tấn tôm, trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng. Ảnh: Quảng Ngãi.
Mục tiêu phát triển ngành tôm Việt Nam là sớm đạt mốc kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong kế hoạch đến năm 2025. Ảnh: Quảng Ngãi.
Cũng nằm trong danh sách "sản phẩm Quốc gia", cà phê Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở sản lượng, giá trị mà còn ở đẳng cấp. Ảnh: Caphevietnam.
Với diện tích khoảng 700.000ha, sản lượng cà phê nhân 1,6-1,7 triệu tấn/năm, Việt Nam đã và đang trở thành nước sản xuất, xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới (sau Brazil). Ảnh: Vietnamnet.
Cà phê đã mang lại cuộc sống ấm no cho hàng triệu người nông dân Việt Nam. Việc người dân thu bạc triệu cho đến tiền tỷ mỗi năm từ cây cà phê không còn là chuyện hiếm. Ảnh: Vietnamnet.