Thú chơi rêu đã xuất hiện ở Việt Nam hơn chục năm nay. Chúng hay được trồng kết hợp với các loại cây bonsai, thủy sinh hoặc Terrarium (hệ sinh thái thực vật thu nhỏ trong bình thủy tinh). Tuy nhiên, thời gian gần đây, một chàng trai gen Z tại Hà Nội đã tiên phong giới thiệu các tác phẩm rêu bảo tồn không cần chăm sóc nhưng vẫn giữ nguyên độ xanh tươi khi ra thị trường. Rêu bảo tồn không cần chăm sóc, không bị phân hủy, người chơi mua về chỉ việc ngắm. Chúng phù hợp với những người muốn chơi nhưng không có thời gian chăm.Các tác phẩm rêu bảo tồn khá đa dạng như tranh treo tường, hòn nam bộ, hoặc được dùng để decor trên cầu thang, gương hay các vật phẩm trưng bày tại bàn làm việc, hộc bàn… Chúng như một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thực vật độc lạ được trưng bày trong nhà.Theo Tuấn Anh, những bước để có thể làm ra được các lớp rêu bảo tồn đó bao gồm vệ sinh các lớp rêu, loại bỏ cặn bẩn như đất, cát hay một số cọng lá. Sau khi các lớp rêu đã trở nên sạch sẽ và đẹp sẽ được sử dụng những chất chiết xuất từ tự nhiên dưỡng cũng như làm ngưng đọng các tế bào ở trong các lớp rêu để chúng đi vào trạng thái bảo tồn. Mỗi tác phẩm làm từ rêu bảo tồn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày, thậm chí kéo dài cả tháng, có giá bán từ 1 triệu đồng đến vài triệu đồng, tuỳ vào kích thước cũng như độ phức tạp. Có sản phẩm được các công ty đặt hàng riêng với kích thước lớn kèm logo cách điệu, giá có thể lên đến chục triệu đồng/ tác phẩm.Ngoài rêu bảo tồn, cửa hàng của Tuấn Anh có kinh doanh cả mặt hàng Terrarium từ rêu sống. Dù bộ môn chơi rêu còn khá mới ở Việt Nam, nhưng doanh thu đến từ hai dòng sản phẩm là Terrarium và rêu bảo tồn hiện khá ổn. Đặc biệt vào dịp lễ Tết, lượng đơn hàng đặt tranh rêu để biếu tặng, trang trí nhà cửa tăng rất cao.Anh Văn Nam - có cửa hàng tại phố Lò Đúc, Hà Nội - cho biết: “Trước đây, bức tường tại cửa hàng tôi được trang trí bằng lá giả, nhưng khi biết đến rêu bảo tồn, tôi đã thay thế lá giả bằng tranh rêu. Tranh rêu nhìn chân thật, 3D bồng bềnh nên rất hút mắt. Sau một thời gian tranh bị bụi bẩn, có thể nhờ cửa hàng xử lý, nhìn lại xanh như mới”.Từ ngàn năm trước, các thiền sư người Nhật đã trồng rêu lên các bức tường và trong vườn ngôi đền của họ để tạo cảm giác yên bình và phóng khoáng. Nhiều người thậm chí coi rêu là một yếu tố quan trọng giúp kết nối với thiên nhiên và là “người trợ giúp” cho việc thiền định. Rêu đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng để “xanh hoá” ngôi nhà của mình.
Thú chơi rêu đã xuất hiện ở Việt Nam hơn chục năm nay. Chúng hay được trồng kết hợp với các loại cây bonsai, thủy sinh hoặc Terrarium (hệ sinh thái thực vật thu nhỏ trong bình thủy tinh). Tuy nhiên, thời gian gần đây, một chàng trai gen Z tại Hà Nội đã tiên phong giới thiệu các tác phẩm rêu bảo tồn không cần chăm sóc nhưng vẫn giữ nguyên độ xanh tươi khi ra thị trường.
Rêu bảo tồn không cần chăm sóc, không bị phân hủy, người chơi mua về chỉ việc ngắm. Chúng phù hợp với những người muốn chơi nhưng không có thời gian chăm.
Các tác phẩm rêu bảo tồn khá đa dạng như tranh treo tường, hòn nam bộ, hoặc được dùng để decor trên cầu thang, gương hay các vật phẩm trưng bày tại bàn làm việc, hộc bàn… Chúng như một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thực vật độc lạ được trưng bày trong nhà.
Theo Tuấn Anh, những bước để có thể làm ra được các lớp rêu bảo tồn đó bao gồm vệ sinh các lớp rêu, loại bỏ cặn bẩn như đất, cát hay một số cọng lá. Sau khi các lớp rêu đã trở nên sạch sẽ và đẹp sẽ được sử dụng những chất chiết xuất từ tự nhiên dưỡng cũng như làm ngưng đọng các tế bào ở trong các lớp rêu để chúng đi vào trạng thái bảo tồn. Mỗi tác phẩm làm từ rêu bảo tồn được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày, thậm chí kéo dài cả tháng, có giá bán từ 1 triệu đồng đến vài triệu đồng, tuỳ vào kích thước cũng như độ phức tạp. Có sản phẩm được các công ty đặt hàng riêng với kích thước lớn kèm logo cách điệu, giá có thể lên đến chục triệu đồng/ tác phẩm.
Ngoài rêu bảo tồn, cửa hàng của Tuấn Anh có kinh doanh cả mặt hàng Terrarium từ rêu sống. Dù bộ môn chơi rêu còn khá mới ở Việt Nam, nhưng doanh thu đến từ hai dòng sản phẩm là Terrarium và rêu bảo tồn hiện khá ổn. Đặc biệt vào dịp lễ Tết, lượng đơn hàng đặt tranh rêu để biếu tặng, trang trí nhà cửa tăng rất cao.
Anh Văn Nam - có cửa hàng tại phố Lò Đúc, Hà Nội - cho biết: “Trước đây, bức tường tại cửa hàng tôi được trang trí bằng lá giả, nhưng khi biết đến rêu bảo tồn, tôi đã thay thế lá giả bằng tranh rêu. Tranh rêu nhìn chân thật, 3D bồng bềnh nên rất hút mắt. Sau một thời gian tranh bị bụi bẩn, có thể nhờ cửa hàng xử lý, nhìn lại xanh như mới”.
Từ ngàn năm trước, các thiền sư người Nhật đã trồng rêu lên các bức tường và trong vườn ngôi đền của họ để tạo cảm giác yên bình và phóng khoáng. Nhiều người thậm chí coi rêu là một yếu tố quan trọng giúp kết nối với thiên nhiên và là “người trợ giúp” cho việc thiền định. Rêu đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng để “xanh hoá” ngôi nhà của mình.