Hàng năm, vào dịp Rằm tháng 7, phố Hàng Mã nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Nhưng năm nay, phố Hàng Mã vắng vẻ hơn trước do nhu cầu người mua giảm mạnh.Tại các cửa hàng, vàng mã bày bán đa dạng nhưng không có khách mua.Người mua ít, chủ cửa hàng này vừa bán hàng vừa ngủ gật. Theo một số tiểu thương, lượng mua năm nay giảm 70 - 80% so với mọi năm. Vì vậy, người bán phải giảm giá các sản phẩm từ 5 - 10% nhưng vẫn vắng khách.Nhiều cửa hàng bày bán vàng mã nhưng chỉ có lác đác người mua với số lượng không nhiều.Trái ngược với tình cảnh ảm đạm ở phố Hàng Mã, không khí lao động sản xuất tại làng Phúc Am sôi động hơn hẳn. Nhiều tuần trở lại đây, các gia đình tập trung toàn bộ nhân lực vào việc sản xuất sản phẩm vàng mã để đem đi bán.Sân nhà của một người dân làm vàng mã tại Phúc Am chất đầy nguyên liệu để sản xuất mặt hàng đặc thù phục vụ ngày Rằm tháng 7. Ngoài những sản phẩm quen thuộc như quần, áo, người làm vàng mã tại Phúc Am còn nhận đặt hàng sản xuất những mẫu mã mới theo yêu cầu của khách hàng. Trong ảnh, thợ sản xuất đang hoàn hiện chiếc ô tô bằng vàng mã.Theo chủ cơ sở sản xuất, các điện phủ vẫn chuộng đốt vàng mã trong ngày rằm tháng 7, nên khách thường quen đặt tại cơ sở sản xuất, mua buôn chứ không ra phố hàng Mã mua lẻ.Người trần còn đặt làm cả ngôi biệt thự để cúng. Vì nghĩ đốt nhiều vàng mã thì người chết nhận nhiều. Theo các chuyên gia, đây là quan niệm sai lầm, đặc biệt theo giáo lý đạo Phật không có tục lệ đốt vàng mã.Tâm lý đốt nhiều vàng mã để cầu siêu, cúng cô hồn... của nhiều người dân vẫn còn mang nặng tính lễ nghĩa, hoang phí, nhưng năm nay vì dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ vàng mã để đốt tại gia hoặc đền chùa giảm đi rất nhiều so với các năm trước.
Hàng năm, vào dịp Rằm tháng 7, phố Hàng Mã nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Nhưng năm nay, phố Hàng Mã vắng vẻ hơn trước do nhu cầu người mua giảm mạnh.
Tại các cửa hàng, vàng mã bày bán đa dạng nhưng không có khách mua.
Người mua ít, chủ cửa hàng này vừa bán hàng vừa ngủ gật. Theo một số tiểu thương, lượng mua năm nay giảm 70 - 80% so với mọi năm. Vì vậy, người bán phải giảm giá các sản phẩm từ 5 - 10% nhưng vẫn vắng khách.
Nhiều cửa hàng bày bán vàng mã nhưng chỉ có lác đác người mua với số lượng không nhiều.
Trái ngược với tình cảnh ảm đạm ở phố Hàng Mã, không khí lao động sản xuất tại làng Phúc Am sôi động hơn hẳn. Nhiều tuần trở lại đây, các gia đình tập trung toàn bộ nhân lực vào việc sản xuất sản phẩm vàng mã để đem đi bán.
Sân nhà của một người dân làm vàng mã tại Phúc Am chất đầy nguyên liệu để sản xuất mặt hàng đặc thù phục vụ ngày Rằm tháng 7. Ngoài những sản phẩm quen thuộc như quần, áo, người làm vàng mã tại Phúc Am còn nhận đặt hàng sản xuất những mẫu mã mới theo yêu cầu của khách hàng. Trong ảnh, thợ sản xuất đang hoàn hiện chiếc ô tô bằng vàng mã.
Theo chủ cơ sở sản xuất, các điện phủ vẫn chuộng đốt vàng mã trong ngày rằm tháng 7, nên khách thường quen đặt tại cơ sở sản xuất, mua buôn chứ không ra phố hàng Mã mua lẻ.
Người trần còn đặt làm cả ngôi biệt thự để cúng. Vì nghĩ đốt nhiều vàng mã thì người chết nhận nhiều. Theo các chuyên gia, đây là quan niệm sai lầm, đặc biệt theo giáo lý đạo Phật không có tục lệ đốt vàng mã.
Tâm lý đốt nhiều vàng mã để cầu siêu, cúng cô hồn... của nhiều người dân vẫn còn mang nặng tính lễ nghĩa, hoang phí, nhưng năm nay vì dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ vàng mã để đốt tại gia hoặc đền chùa giảm đi rất nhiều so với các năm trước.