Vừa nghe người quen gọi điện thoại nhờ mua và mang về gấp 2kg ớt xiêm rừng tươi (còn gọi là ớt tí hon), bà Nguyễn Thị Lành (45 tuổi, ở thôn Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) - một người chuyên thu gom các mặt hàng nông sản ở các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây liền giãy nảy: "Đừng nói là 400.000 đồng, giờ có trả mỗi kg tiền triệu thì cũng phải mất vài ngày may ra mới gom đủ hàng được".Không chỉ gây hại nặng nề về người và tài sản, 3 đợt lũ liên tiếp vừa qua đã làm cây trồng và cây mọc tự nhiên ở miền núi Quảng Ngãi bị hư hỏng rất nhiều. Tình trạng đó dẫn đến việc các mặt hàng nông sản, đặc biệt là số quả, trái thu hái tự nhiên tăng giá vùn vụt đến mức khó tưởng, đặc biệt là ớt xiêm tươi. Bà Đinh Thị Hin (41 tuổi, ở xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây - một trong số những nơi có nhiều ớt xiêm núi nhất ở miền núi Quảng Ngãi) lắc đầu: "Mưa làm ớt ngã, thối hết rồi. Giờ chỉ tìm ở những chỗ kín, hốc đá lớn thì may ra mới còn"."Không như trước đi cả ngày có khi hái được 2-4 kg/người, giờ ớt trái tươi tuy bán được nhiều tiền hơn, nhưng đi mỏi cả chân cũng chỉ được vài lạng là cùng", ông Đinh Văn Miên (42 tuổi) bày tỏ.Thành quả sau một ngày tìm hái ớt xiêm trên rừng.Ớt xiêm rừng mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây trên vùng đồi, núi, trên nương rẫy. Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que hương. Ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, nhiều nhất vào tháng 6-7 hàng năm. Bình quân mỗi cây ớt thu hoạch được từ 0,5-1kg. Trái nhỏ, nhưng bù lại ớt xiêm rừng rất thơm, vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác. Vì vậy luôn được người dân lùng tìm mua về để sử dụng, dù ngay thời điểm bình thường có giá đắt gấp 25 lần so với cùng loại trồng ở đồng bằng.
Vừa nghe người quen gọi điện thoại nhờ mua và mang về gấp 2kg ớt xiêm rừng tươi (còn gọi là ớt tí hon), bà Nguyễn Thị Lành (45 tuổi, ở thôn Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) - một người chuyên thu gom các mặt hàng nông sản ở các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây liền giãy nảy: "Đừng nói là 400.000 đồng, giờ có trả mỗi kg tiền triệu thì cũng phải mất vài ngày may ra mới gom đủ hàng được".
Không chỉ gây hại nặng nề về người và tài sản, 3 đợt lũ liên tiếp vừa qua đã làm cây trồng và cây mọc tự nhiên ở miền núi Quảng Ngãi bị hư hỏng rất nhiều. Tình trạng đó dẫn đến việc các mặt hàng nông sản, đặc biệt là số quả, trái thu hái tự nhiên tăng giá vùn vụt đến mức khó tưởng, đặc biệt là ớt xiêm tươi. Bà Đinh Thị Hin (41 tuổi, ở xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây - một trong số những nơi có nhiều ớt xiêm núi nhất ở miền núi Quảng Ngãi) lắc đầu: "Mưa làm ớt ngã, thối hết rồi. Giờ chỉ tìm ở những chỗ kín, hốc đá lớn thì may ra mới còn".
"Không như trước đi cả ngày có khi hái được 2-4 kg/người, giờ ớt trái tươi tuy bán được nhiều tiền hơn, nhưng đi mỏi cả chân cũng chỉ được vài lạng là cùng", ông Đinh Văn Miên (42 tuổi) bày tỏ.
Thành quả sau một ngày tìm hái ớt xiêm trên rừng.
Ớt xiêm rừng mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây trên vùng đồi, núi, trên nương rẫy. Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que hương. Ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, nhiều nhất vào tháng 6-7 hàng năm. Bình quân mỗi cây ớt thu hoạch được từ 0,5-1kg. Trái nhỏ, nhưng bù lại ớt xiêm rừng rất thơm, vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác. Vì vậy luôn được người dân lùng tìm mua về để sử dụng, dù ngay thời điểm bình thường có giá đắt gấp 25 lần so với cùng loại trồng ở đồng bằng.