Thời điểm này, nhiều loại côn trùng phát triển mạnh. Nắm được điều đó, nhiều người dân ở vùng cao Nghệ An đã săn côn trùng về làm thức ăn.Vào ban đêm, những con ve sầu bắt đầu lột xác trong thời gian rất ngắn. Với người dân, đây là món ăn mang lại nhiều chất dinh dưỡng bởi chúng rất béo và thơm ngon.Nhiều đứa trẻ lại chọn cách dùng nhựa cây rừng để dính ve sầu trên các cây cao về rang, xào.Đây cũng là thời điểm các tổ kiến bắt đầu cho trứng. Đây lại là món ăn được nhiều người săn đón. Trứng kiến có thể làm được nhiều món bổ dưỡng như hông, moọc, xào, nộm, nấu cháo...Mùa này, những con chông (dế rừng) cũng phát triển mạnh trong các hốc cây, hang đá. Chỉ cần thổi khói vào nơi dế rừng sinh sống, mỗi ngày người dân vùng cao có thể bắt được 2-3 kg.Giá bán của dế rừng từ 100-150 nghìn/kg nhưng rất hiếm. Dế rừng rất giàu chất đạm, có thể xào, rang hay nấu canh chua.Không chỉ có vậy, khi nhiệt độ lên cao, từng đàn bướm bay về nơi im mát tránh nắng cũng trở thành mục tiêu săn bắt của nhiều trẻ em vùng cao.Tuy nhiên, với kinh nghiệm sống người dân biết cách phân biệt được loại bướm nào có thể ăn, loại nào không nên ăn. Đây được xem là một món ăn "kinh dị" nhưng không kém phần hấp dẫn.Đĩa côn trùng đủ loại được rang chín cùng sả, lá chanh thơm ngon.Tại các chợ vùng cao, côn trùng trở thành món ăn đắt hàng với giá bán trung bình 30 nghìn đồng/bát.
Thời điểm này, nhiều loại côn trùng phát triển mạnh. Nắm được điều đó, nhiều người dân ở vùng cao Nghệ An đã săn côn trùng về làm thức ăn.
Vào ban đêm, những con ve sầu bắt đầu lột xác trong thời gian rất ngắn. Với người dân, đây là món ăn mang lại nhiều chất dinh dưỡng bởi chúng rất béo và thơm ngon.
Nhiều đứa trẻ lại chọn cách dùng nhựa cây rừng để dính ve sầu trên các cây cao về rang, xào.
Đây cũng là thời điểm các tổ kiến bắt đầu cho trứng. Đây lại là món ăn được nhiều người săn đón.
Trứng kiến có thể làm được nhiều món bổ dưỡng như hông, moọc, xào, nộm, nấu cháo...
Mùa này, những con chông (dế rừng) cũng phát triển mạnh trong các hốc cây, hang đá. Chỉ cần thổi khói vào nơi dế rừng sinh sống, mỗi ngày người dân vùng cao có thể bắt được 2-3 kg.
Giá bán của dế rừng từ 100-150 nghìn/kg nhưng rất hiếm. Dế rừng rất giàu chất đạm, có thể xào, rang hay nấu canh chua.
Không chỉ có vậy, khi nhiệt độ lên cao, từng đàn bướm bay về nơi im mát tránh nắng cũng trở thành mục tiêu săn bắt của nhiều trẻ em vùng cao.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm sống người dân biết cách phân biệt được loại bướm nào có thể ăn, loại nào không nên ăn. Đây được xem là một món ăn "kinh dị" nhưng không kém phần hấp dẫn.
Đĩa côn trùng đủ loại được rang chín cùng sả, lá chanh thơm ngon.
Tại các chợ vùng cao, côn trùng trở thành món ăn đắt hàng với giá bán trung bình 30 nghìn đồng/bát.