Vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, hành tăm mới đạt độ ‘già’ và vào chính vụ thu hoạch, thế nhưng hiện nay đã có mối tiêu thụ, giá thu mua cao gấp nhiều lần chính vụ nên người dân phấn khởi thu hoạch. Trồng 2 sào hành tăm, bà Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1966, trú xóm Bắc Kim Hòa, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đang tích cực thu hoạch. So với mọi năm, giá hành củ năm nay tăng gấp đôi, có thời điểm gần gấp 5 lần. Bà Nguyệt cho biết, từ ra Tết, đỉnh điểm hành tăm được nhập cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg, sau đó xuống dần 70.000 đồng/kg và nay đang ở mức 45.000 đồng/kg.“Giá hành tăm các năm trước dao động từ 20.000 - 30.000 đồng là cao nhất, chính vụ hành rớt giá chỉ còn 10.000 - 15.000 đồng/kg và khó tiêu thụ. Năm nay, giá hành cao hơn, lại dễ bán hơn”, bà Nguyệt chia sẻ.Theo bà Nguyệt, hành tăm cho thu hoạch cao hơn lúa nhưng cũng mất khá nhiều công sức, nhất là giai đoạn thu hoạch, phải dọn cỏ sau đó mới đào bới. Hành tăm được trồng từ 5-6 tháng thì cho thu hoạch.Với năng suất trung bình hơn 4 tạ/sào, cho thu nhập hàng chục triệu đồng, người trồng hành tăm ở Nghi Thuận phấn khởi thu hoạch.Hành sau khi nhổ sẽ được cắt bỏ phần lá ngay tại ruộng.Sau Tết, đỉnh điểm hành tăm được nhập cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg, sau đó xuống dần 70.000 đồng/kg và nay đang ở mức 45.000 đồng/kg.Năm ngoái, hành vừa xuống giống, gặp mưa bão bị trôi hết nên vụ này gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1981) chỉ làm hơn 1 sào. Diện tích ít nhưng bù lại, hành cho củ to, đều đẹp nên bán cũng được giá cao hơn. Cả vụ bán hết đợt này cũng được vài chục triệu đồng.“Năm nay, tôi trồng hơn 1 sào hành, nhờ chăm sóc tốt, hành cho củ to đều, đẹp, năng suất đạt khoảng 4 - 4,5 tạ/sào, cao hơn năm trước. Dù trồng diện tích ít hơn nhưng hành được thu mua với giá cao, chúng tôi mừng lắm”, chị Hà cho hay.Sau Tết, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại nên nhu cầu hành chế biến tăng. Nguồn cung chưa nhiều, trong khi cầu lại tăng nên giá hành được đẩy lên cao. Theo người dân, giá hành đầu vụ năm nay cao nhất so trong vòng 3 năm trở lại đây. Vào chính vụ, chắc chắn giá hành sẽ giảm.Hành sau khi được thu hoạch sẽ được cắt bỏ phần rễ sạch sẽ trước khi nhập cho thương lái.Ông Đặng Khắc Lực (SN 1961), một thương lái chuyên thu mua hành ở xã Nghi Thuận cho biết: “Bình quân mỗi ngày tôi thu gom một tấn củ hành tăm. Trước khi đóng bao vận chuyển, hành phải được lựa lại một lần nữa. Hành được nhập cho các mối thu mua ở trong tỉnh và một số tỉnh phía Nam như TPHCM, Bình Dương…”.Ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Nghi Thuận cho biết: “Hành tăm là một trong những cây trồng chủ lực ở địa phương. Toàn xã có diện tích trồng hành khoảng 75 ha, cho năng suất trung bình 6 tấn/ha. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu hành tăm theo tiêu chuẩn Vietgap. Sắp tới, song song với việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã sẽ phát triển hành tăm, đăng kí sản phẩm OCOP. Tương lai có thể dán tem xuất nguồn gốc, chỉ đạo HTX liên kết hợp tác với một số đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm”.
Vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, hành tăm mới đạt độ ‘già’ và vào chính vụ thu hoạch, thế nhưng hiện nay đã có mối tiêu thụ, giá thu mua cao gấp nhiều lần chính vụ nên người dân phấn khởi thu hoạch. Trồng 2 sào hành tăm, bà Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1966, trú xóm Bắc Kim Hòa, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đang tích cực thu hoạch. So với mọi năm, giá hành củ năm nay tăng gấp đôi, có thời điểm gần gấp 5 lần. Bà Nguyệt cho biết, từ ra Tết, đỉnh điểm hành tăm được nhập cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg, sau đó xuống dần 70.000 đồng/kg và nay đang ở mức 45.000 đồng/kg.
“Giá hành tăm các năm trước dao động từ 20.000 - 30.000 đồng là cao nhất, chính vụ hành rớt giá chỉ còn 10.000 - 15.000 đồng/kg và khó tiêu thụ. Năm nay, giá hành cao hơn, lại dễ bán hơn”, bà Nguyệt chia sẻ.
Theo bà Nguyệt, hành tăm cho thu hoạch cao hơn lúa nhưng cũng mất khá nhiều công sức, nhất là giai đoạn thu hoạch, phải dọn cỏ sau đó mới đào bới. Hành tăm được trồng từ 5-6 tháng thì cho thu hoạch.
Với năng suất trung bình hơn 4 tạ/sào, cho thu nhập hàng chục triệu đồng, người trồng hành tăm ở Nghi Thuận phấn khởi thu hoạch.
Hành sau khi nhổ sẽ được cắt bỏ phần lá ngay tại ruộng.
Sau Tết, đỉnh điểm hành tăm được nhập cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg, sau đó xuống dần 70.000 đồng/kg và nay đang ở mức 45.000 đồng/kg.
Năm ngoái, hành vừa xuống giống, gặp mưa bão bị trôi hết nên vụ này gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1981) chỉ làm hơn 1 sào. Diện tích ít nhưng bù lại, hành cho củ to, đều đẹp nên bán cũng được giá cao hơn. Cả vụ bán hết đợt này cũng được vài chục triệu đồng.
“Năm nay, tôi trồng hơn 1 sào hành, nhờ chăm sóc tốt, hành cho củ to đều, đẹp, năng suất đạt khoảng 4 - 4,5 tạ/sào, cao hơn năm trước. Dù trồng diện tích ít hơn nhưng hành được thu mua với giá cao, chúng tôi mừng lắm”, chị Hà cho hay.
Sau Tết, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại nên nhu cầu hành chế biến tăng. Nguồn cung chưa nhiều, trong khi cầu lại tăng nên giá hành được đẩy lên cao. Theo người dân, giá hành đầu vụ năm nay cao nhất so trong vòng 3 năm trở lại đây. Vào chính vụ, chắc chắn giá hành sẽ giảm.
Hành sau khi được thu hoạch sẽ được cắt bỏ phần rễ sạch sẽ trước khi nhập cho thương lái.
Ông Đặng Khắc Lực (SN 1961), một thương lái chuyên thu mua hành ở xã Nghi Thuận cho biết: “Bình quân mỗi ngày tôi thu gom một tấn củ hành tăm. Trước khi đóng bao vận chuyển, hành phải được lựa lại một lần nữa. Hành được nhập cho các mối thu mua ở trong tỉnh và một số tỉnh phía Nam như TPHCM, Bình Dương…”.
Ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Nghi Thuận cho biết: “Hành tăm là một trong những cây trồng chủ lực ở địa phương. Toàn xã có diện tích trồng hành khoảng 75 ha, cho năng suất trung bình 6 tấn/ha. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu hành tăm theo tiêu chuẩn Vietgap. Sắp tới, song song với việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã sẽ phát triển hành tăm, đăng kí sản phẩm OCOP. Tương lai có thể dán tem xuất nguồn gốc, chỉ đạo HTX liên kết hợp tác với một số đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm”.