Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Tam (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo) và ông Phạm Xuân Tình (đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc Công ty Asanzo) về tội trốn thuế.Trước khi bị khởi tố, ông Phạm Văn Tam từng được biết đến thông qua qua chương trình Shark Tank, khủng hoảng kinh doanh và những phát ngôn "để đời".Dù không tham gia hết mùa 3, nhưng trong chương trình Shark Tank, ông Tam đã để lại câu nói ấn tượng: “Đừng có gồng mình để trở thành những người nổi tiếng như Jack Ma, Mark Zuckerberg hay Bill Gates, bởi đó thực sự là những thiên tài đích thực trong lĩnh vực của họ. Thay vào đó, hãy tỏ ra thực tế hơn và phát huy năng lực của bản thân, kết hợp với các thế mạnh của địa phương nhằm giải quyết các vấn đề, nhu cầu mà xã hội thực sự cần đến”.Năm 2019, khi trên các mặt báo tràn ngập thông tin hàng điện tử Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam. Ông Phạm Văn Tam, CEO của Tập đoàn Asanzo vẫn chia sẻ với báo chí “sản phẩm Asanzo không phải Made in Việt Nam mà xuất xứ tại Việt Nam”!Sau đó, Bộ Công an kết luận chưa có căn cứ xác định công ty có dấu hiệu "sản xuất, buôn bán hàng giả", "lừa dối khách hàng" trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ từ Trung Quốc và dán nhãn "xuất xứ tại Việt Nam để tiêu thụ tại Việt Nam.Ông Tam cũng có phát ngôn đáng chú ý liên quan tới vấn đề này: "Thật ra thì nói khủng hoảng thì cũng không hẳn, tôi gọi đó là biến cố. Về câu chuyện của một năm trước, đến thời điểm này thì tôi cũng nắm trong tay kết quả đầy đủ, và Asanzo chẳng có lỗi gì. Tuy thiệt hại ban đầu rất lớn nhưng tôi đủ trải qua được, tôi tin pháp luật Việt Nam rất công bằng. Với kết quả đang nắm trong tay này, tôi càng tự tin hơn để phát triển hơn nữa”.Phát biểu trong chương trình "The next Power" do S-world và VnExpress tổ chức, ông Tam cho biết: “Asanzo dám chịu thất bại để được những cái mới. Một con đại bàng phải thay nguyên bộ lông nếu muốn tồn tại và thành công. Doanh nghiệp của tôi cũng sẽ theo hướng như vậy”.Ông Tam còn có những phát ngôn khác liên quan tới chiến lược cạnh tranh và dung lượng thị trường với vị thế là doanh nghiệp Việt đi đầu trong hàng điện tử, điện lạnh như: “Doanh nghiệp Việt muốn trỗi dậy thì đừng theo cái bóng của các ông lớn mà cần tập trung vào thế mạnh cốt lõi, thấu hiểu thị trường, sản phẩm, đối thủ, khách hàng và kiên định với hành trình khởi nghiệp. Đó là chìa khóa để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia khởi nghiệp xứng tầm, một “Israel châu Á” trong tương lai"."Tôi ra đời để lấp đầy khoảng trống mà thương hiệu lớn không làm. Những tập đoàn đa quốc gia có thể cho rằng ngách thị trường phục vụ khách hàng thu nhập thấp là miếng bánh nhỏ, nhưng với doanh nghiệp nhỏ thì lại là quá lớn”, ông Tam nói.Cuối năm 2021, Asanzo công bố đầu tư 2.000 tỷ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ. “Doanh nghiệp nào cũng muốn giữ khoảng trống để kiếm lợi nhuận, không muốn chia sẻ với người dân. Khi chúng ta nghĩ đến chia sẻ thì mới làm chung được với nhau”, ông Tam nói.Ông Tam cho biết, Tập đoàn chấp nhận mất nhiều năm để xây dựng niềm tin cũng như thay đổi thói quen cố hữu trong nông nghiệp, trong đó có việc thúc đẩy sử dụng phân bón hữu cơ thay phân bón hóa học. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đầu tư, đánh đổi trước để tiên phong ứng dụng những phương pháp, mô hình mới cho bà con làm theo.“Tôi luôn luôn nghĩ mình là nhà vận hành để hiểu nghề hơn. Tôi không muốn là nhà đầu tư ngồi đó nhìn. Bản thân tôi muốn trở thành một doanh nhân bình dị và tạo ra giá trị xã hội, biết thay đổi cách làm ăn, chứ không thể sống mãi với một sản phẩm.”, ông Tam khẳng định.Tuy nhiên, sau thông tin này, nhiều tờ báo lại nhận được phản hồi từ đơn vị sản xuất rằng, ông Tam chỉ mua phân bón chứ không tham gia đầu tư, sản xuất như ông này đã tuyên bố.
Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Tam (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo) và ông Phạm Xuân Tình (đại diện pháp luật, Tổng Giám đốc Công ty Asanzo) về tội trốn thuế.
Trước khi bị khởi tố, ông Phạm Văn Tam từng được biết đến thông qua qua chương trình Shark Tank, khủng hoảng kinh doanh và những phát ngôn "để đời".
Dù không tham gia hết mùa 3, nhưng trong chương trình Shark Tank, ông Tam đã để lại câu nói ấn tượng: “Đừng có gồng mình để trở thành những người nổi tiếng như Jack Ma, Mark Zuckerberg hay Bill Gates, bởi đó thực sự là những thiên tài đích thực trong lĩnh vực của họ. Thay vào đó, hãy tỏ ra thực tế hơn và phát huy năng lực của bản thân, kết hợp với các thế mạnh của địa phương nhằm giải quyết các vấn đề, nhu cầu mà xã hội thực sự cần đến”.
Năm 2019, khi trên các mặt báo tràn ngập thông tin hàng điện tử Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam. Ông Phạm Văn Tam, CEO của Tập đoàn Asanzo vẫn chia sẻ với báo chí “sản phẩm Asanzo không phải Made in Việt Nam mà xuất xứ tại Việt Nam”!
Sau đó, Bộ Công an kết luận chưa có căn cứ xác định công ty có dấu hiệu "sản xuất, buôn bán hàng giả", "lừa dối khách hàng" trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ từ Trung Quốc và dán nhãn "xuất xứ tại Việt Nam để tiêu thụ tại Việt Nam.
Ông Tam cũng có phát ngôn đáng chú ý liên quan tới vấn đề này: "Thật ra thì nói khủng hoảng thì cũng không hẳn, tôi gọi đó là biến cố. Về câu chuyện của một năm trước, đến thời điểm này thì tôi cũng nắm trong tay kết quả đầy đủ, và Asanzo chẳng có lỗi gì. Tuy thiệt hại ban đầu rất lớn nhưng tôi đủ trải qua được, tôi tin pháp luật Việt Nam rất công bằng. Với kết quả đang nắm trong tay này, tôi càng tự tin hơn để phát triển hơn nữa”.
Phát biểu trong chương trình "The next Power" do S-world và VnExpress tổ chức, ông Tam cho biết: “Asanzo dám chịu thất bại để được những cái mới. Một con đại bàng phải thay nguyên bộ lông nếu muốn tồn tại và thành công. Doanh nghiệp của tôi cũng sẽ theo hướng như vậy”.
Ông Tam còn có những phát ngôn khác liên quan tới chiến lược cạnh tranh và dung lượng thị trường với vị thế là doanh nghiệp Việt đi đầu trong hàng điện tử, điện lạnh như: “Doanh nghiệp Việt muốn trỗi dậy thì đừng theo cái bóng của các ông lớn mà cần tập trung vào thế mạnh cốt lõi, thấu hiểu thị trường, sản phẩm, đối thủ, khách hàng và kiên định với hành trình khởi nghiệp. Đó là chìa khóa để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia khởi nghiệp xứng tầm, một “Israel châu Á” trong tương lai".
"Tôi ra đời để lấp đầy khoảng trống mà thương hiệu lớn không làm. Những tập đoàn đa quốc gia có thể cho rằng ngách thị trường phục vụ khách hàng thu nhập thấp là miếng bánh nhỏ, nhưng với doanh nghiệp nhỏ thì lại là quá lớn”, ông Tam nói.
Cuối năm 2021, Asanzo công bố đầu tư 2.000 tỷ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ. “Doanh nghiệp nào cũng muốn giữ khoảng trống để kiếm lợi nhuận, không muốn chia sẻ với người dân. Khi chúng ta nghĩ đến chia sẻ thì mới làm chung được với nhau”, ông Tam nói.
Ông Tam cho biết, Tập đoàn chấp nhận mất nhiều năm để xây dựng niềm tin cũng như thay đổi thói quen cố hữu trong nông nghiệp, trong đó có việc thúc đẩy sử dụng phân bón hữu cơ thay phân bón hóa học. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đầu tư, đánh đổi trước để tiên phong ứng dụng những phương pháp, mô hình mới cho bà con làm theo.
“Tôi luôn luôn nghĩ mình là nhà vận hành để hiểu nghề hơn. Tôi không muốn là nhà đầu tư ngồi đó nhìn. Bản thân tôi muốn trở thành một doanh nhân bình dị và tạo ra giá trị xã hội, biết thay đổi cách làm ăn, chứ không thể sống mãi với một sản phẩm.”, ông Tam khẳng định.Tuy nhiên, sau thông tin này, nhiều tờ báo lại nhận được phản hồi từ đơn vị sản xuất rằng, ông Tam chỉ mua phân bón chứ không tham gia đầu tư, sản xuất như ông này đã tuyên bố.