1. Mặt cắt: Độ cắt của kim cương phụ thuộc vào hiệu ứng ánh sáng tạo nên bởi các mặt cắt của viên kim cương tương tác với ánh sáng mặt trời cả bên trong lẫn ngoài. Yếu tố này tạo nên độ lấp lánh của viên kim cương.Cắt mài là một yếu tố thuộc về con người, nhưng nó quyết định rất lớn đến giá trị của chiếc nhẫn kim cương. Một viên kim cương thô trông không khác gì một viên pha lê, chỉ khi được cắt mài chúng mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng.Nếu mặt cắt quá nông, ánh sáng sẽ mất bớt về phía dưới, nếu mặt cắt quá sâu thì ánh sáng sẽ mất ở phía trên. Nếu mặt cắt lý tưởng thì ánh sáng sẽ đi xuống thẳng đáy của viên kim cương và lại phản ngược lên đỉnh. Những viên kim cương đạt yếu tố này tất nhiên sẽ có giá cao nhưng xứng đáng.2. Carat: Carat là chỉ độ nặng của viên kim cương. Ngoài carat thì cân nặng của viên kim cương còn được quy đổi ra point đối với những viên kim cương nhỏ hơn 1 carat. Theo quy ước, 1 carat=100 point.Trọng lượng càng nặng, giá trị càng cao. Tuy nhiên, những viên kim cương càng lớn thì càng hiếm, vì vậy giá trị của kim cương thường tăng theo cấp số nhân dựa trên trọng lượng.3. Độ trong: Hầu hết mọi viên kim cương đều có những điểm không hoàn hảo. Tuy nhiên những khuyết điểm đó càng ít và khó nhìn thấy bằng mắt thường thì viên kim cương đó càng giá trị. Kim cương có độ trong càng cao thì càng quý.4. Màu sắc: Đối với kim cương, càng ít màu, càng sáng và lấp lánh thì càng có giá trị cao. Cấp độ màu càng cao thì giá kim cương càng tăng, cấp độ màu cao nhất là D và giảm dần tới Z. Cấp độ màu D là không màu và cấp thấp nhất là vàng nhạt.Để mua được viên kim cương chất lượng, bạn nên chọn những loại được đánh giá tiêu chuẩn và có chứng nhận cụ thể. Tiêu chuẩn 4 CS (mặt cắt, độ trong, trọng lượng, màu sắc) của Viện đá quý GIA tại Mỹ là một tiêu chuẩn phổ quát trên toàn thế giới sử dụng để đánh giá chất lượng và giá cả của kim cương.
1. Mặt cắt: Độ cắt của kim cương phụ thuộc vào hiệu ứng ánh sáng tạo nên bởi các mặt cắt của viên kim cương tương tác với ánh sáng mặt trời cả bên trong lẫn ngoài. Yếu tố này tạo nên độ lấp lánh của viên kim cương.
Cắt mài là một yếu tố thuộc về con người, nhưng nó quyết định rất lớn đến giá trị của chiếc nhẫn kim cương. Một viên kim cương thô trông không khác gì một viên pha lê, chỉ khi được cắt mài chúng mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng.
Nếu mặt cắt quá nông, ánh sáng sẽ mất bớt về phía dưới, nếu mặt cắt quá sâu thì ánh sáng sẽ mất ở phía trên. Nếu mặt cắt lý tưởng thì ánh sáng sẽ đi xuống thẳng đáy của viên kim cương và lại phản ngược lên đỉnh. Những viên kim cương đạt yếu tố này tất nhiên sẽ có giá cao nhưng xứng đáng.
2. Carat: Carat là chỉ độ nặng của viên kim cương. Ngoài carat thì cân nặng của viên kim cương còn được quy đổi ra point đối với những viên kim cương nhỏ hơn 1 carat. Theo quy ước, 1 carat=100 point.
Trọng lượng càng nặng, giá trị càng cao. Tuy nhiên, những viên kim cương càng lớn thì càng hiếm, vì vậy giá trị của kim cương thường tăng theo cấp số nhân dựa trên trọng lượng.
3. Độ trong: Hầu hết mọi viên kim cương đều có những điểm không hoàn hảo. Tuy nhiên những khuyết điểm đó càng ít và khó nhìn thấy bằng mắt thường thì viên kim cương đó càng giá trị. Kim cương có độ trong càng cao thì càng quý.
4. Màu sắc: Đối với kim cương, càng ít màu, càng sáng và lấp lánh thì càng có giá trị cao. Cấp độ màu càng cao thì giá kim cương càng tăng, cấp độ màu cao nhất là D và giảm dần tới Z. Cấp độ màu D là không màu và cấp thấp nhất là vàng nhạt.
Để mua được viên kim cương chất lượng, bạn nên chọn những loại được đánh giá tiêu chuẩn và có chứng nhận cụ thể. Tiêu chuẩn 4 CS (mặt cắt, độ trong, trọng lượng, màu sắc) của Viện đá quý GIA tại Mỹ là một tiêu chuẩn phổ quát trên toàn thế giới sử dụng để đánh giá chất lượng và giá cả của kim cương.