" Con đường gốm sứ" là công trình chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nằm ven sông Hồng đi qua địa phận quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ. Công trình bắt đầu thực hiện năm 2008, có chiều dài gần 4km, diện tích gần 7.000m2, với mức kinh phí 65 tỷ đồng. Điểm nhấn của tuyến đường gốm sứ tại vòng xoay cầu Chương Dương trở thành biểu tượng không gian văn hóa, điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch của Thủ đô. Tuyến đường gốm sứ chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của 3 làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Toàn bộ công trình được ghép bằng 27 đoạn tranh gốm nối tiếp nhau theo nhiều chủ đề và các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý - Trần - Lê - Nguyễn và do 20 nghệ sỹ Việt Nam, 15 nghệ sỹ quốc tế, 50 sinh viên các trường mỹ thuật, cùng 100 nghệ nhân, thợ thủ công thực hiện. Con đường gốm sứ đã nhận được giải thưởng “Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội” năm 2008 và đạt kỷ lục Guinness thế giới về bức tranh gốm dài nhất thế giới. Nhiều năm qua, công trình này liên tục xuống cấp, sau đó đã được cơ quan chức năng tiến hành trùng tu, cải tạo.Tuy nhiên, đến nay dù đã được nhiều lần duy tu, chỉnh trang, các mảnh gốm ở nhiều vị trí trên con đường này lại tiếp tục bị bong tróc nham nhở, nứt vỡ kéo dài. Mỗi đoạn tường tại đây đều có nội dung, ý nghĩa riêng, tạo thành "dòng chảy" xuyên suốt bức tranh gốm. Nhưng khi bị bong tróc, đứt gãy... con đường đã không còn dáng vẻ ban đầu.Tình trạng hư hỏng, rạn nứt xuất hiện hầu hết dọc "Con đường gốm sứ".Con đường nhếch nhác, nhem nhuốc với hàng loạt các mảng đen kịt bám dính trên các bức tranh gốm.Các tác phẩm nghệ thuật nhìn rất nham nhở vì bị bong tróc nhiều mảng ghép.Tình trạng nứt vỡ, bong tróc… làm lộ rõ tường bê tông bên trong, hay những vết nứt kết cấu ngang dọc kéo dài tại nhiều vị trí trên bức tranh gốm. Bức tranh "Gốm mai vàng chào Xuân" bị vấy bẩn bởi điểm xả rác tự phát. Thêm điểm xả rác bừa bãi trên tuyến đường, khiến du khách ngao ngán khi chứng kiến. Một đoạn bức tranh gốm bị bong tróc kéo dài cả chục mét. Cỏ mọc um tùm ngay trên các điểm bị hư hỏng, đứt gãy.Rác, vật liệu ..., được người dân tập kết và vứt bỏ trên con đường gốm sứ.Không chỉ tập kết rác thải, nhiều khu vực trên con đường còn biến thành nơi cất đồ đạc. Không chỉ tập kết rác thải, nhiều khu vực trên con đường còn biến thành nơi cất đồ đạc.Những hình ảnh bong tróc, nứt vỡ, ố bẩn, tập kết rác... trên tuyến đường gốm sứ này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn khiến bất cứ người dân hoặc du khách nào đi qua cũng không khỏi tiếc nuối cho một công trình nghệ thuật. Những hình ảnh bong tróc, nứt vỡ, ố bẩn, tập kết rác... trên tuyến đường gốm sứ này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn khiến bất cứ người dân hoặc du khách nào đi qua cũng không khỏi tiếc nuối cho một công trình nghệ thuật.
" Con đường gốm sứ" là công trình chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nằm ven sông Hồng đi qua địa phận quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ. Công trình bắt đầu thực hiện năm 2008, có chiều dài gần 4km, diện tích gần 7.000m2, với mức kinh phí 65 tỷ đồng.
Điểm nhấn của tuyến đường gốm sứ tại vòng xoay cầu Chương Dương trở thành biểu tượng không gian văn hóa, điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch của Thủ đô.
Tuyến đường gốm sứ chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của 3 làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Toàn bộ công trình được ghép bằng 27 đoạn tranh gốm nối tiếp nhau theo nhiều chủ đề và các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý - Trần - Lê - Nguyễn và do 20 nghệ sỹ Việt Nam, 15 nghệ sỹ quốc tế, 50 sinh viên các trường mỹ thuật, cùng 100 nghệ nhân, thợ thủ công thực hiện.
Con đường gốm sứ đã nhận được giải thưởng “Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội” năm 2008 và đạt kỷ lục Guinness thế giới về bức tranh gốm dài nhất thế giới. Nhiều năm qua, công trình này liên tục xuống cấp, sau đó đã được cơ quan chức năng tiến hành trùng tu, cải tạo.
Tuy nhiên, đến nay dù đã được nhiều lần duy tu, chỉnh trang, các mảnh gốm ở nhiều vị trí trên con đường này lại tiếp tục bị bong tróc nham nhở, nứt vỡ kéo dài.
Mỗi đoạn tường tại đây đều có nội dung, ý nghĩa riêng, tạo thành "dòng chảy" xuyên suốt bức tranh gốm. Nhưng khi bị bong tróc, đứt gãy... con đường đã không còn dáng vẻ ban đầu.
Tình trạng hư hỏng, rạn nứt xuất hiện hầu hết dọc "Con đường gốm sứ".
Con đường nhếch nhác, nhem nhuốc với hàng loạt các mảng đen kịt bám dính trên các bức tranh gốm.
Các tác phẩm nghệ thuật nhìn rất nham nhở vì bị bong tróc nhiều mảng ghép.
Tình trạng nứt vỡ, bong tróc… làm lộ rõ tường bê tông bên trong, hay những vết nứt kết cấu ngang dọc kéo dài tại nhiều vị trí trên bức tranh gốm.
Bức tranh "Gốm mai vàng chào Xuân" bị vấy bẩn bởi điểm xả rác tự phát.
Thêm điểm xả rác bừa bãi trên tuyến đường, khiến du khách ngao ngán khi chứng kiến.
Một đoạn bức tranh gốm bị bong tróc kéo dài cả chục mét.
Cỏ mọc um tùm ngay trên các điểm bị hư hỏng, đứt gãy.
Rác, vật liệu ..., được người dân tập kết và vứt bỏ trên con đường gốm sứ.
Không chỉ tập kết rác thải, nhiều khu vực trên con đường còn biến thành nơi cất đồ đạc.
Không chỉ tập kết rác thải, nhiều khu vực trên con đường còn biến thành nơi cất đồ đạc.
Những hình ảnh bong tróc, nứt vỡ, ố bẩn, tập kết rác... trên tuyến đường gốm sứ này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn khiến bất cứ người dân hoặc du khách nào đi qua cũng không khỏi tiếc nuối cho một công trình nghệ thuật.
Những hình ảnh bong tróc, nứt vỡ, ố bẩn, tập kết rác... trên tuyến đường gốm sứ này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn khiến bất cứ người dân hoặc du khách nào đi qua cũng không khỏi tiếc nuối cho một công trình nghệ thuật.