Căn nhà này tọa lạc ở Hẻm Bình Tiên (Quận 6, TP HCM) – một khu lâu đời của TP, cũng vì vậy mà căn nhà cũng có tuổi đời khá cao, khiến nhiều hạng mục bắt đầu xuống cấp trầm trọng.Sau khi được chuyển nhượng lại, chị P đã nhờ một kiến trúc sư (KTS) trẻ sửa chữa và cải tạo lại căn nhà.Người thực hiện dự án - KTS Văn Cảnh cho biết, căn nhà này là đại diện điển hình cho tình trạng xuống cấp, bí bách của các căn nhà phố cũ ở các đô thị của Việt Nam hiện tại. Ngôi nhà có diện tích khiêm tốn là 2m x 9m, với công năng tương đối bề bộn và bố trí có phần chật hẹp.Qua khảo sát hiện trạng và kiểm tra ngôi nhà, cũng như trao đổi với chủ nhà, Văn Cảnh đã bắt đầu lên những phương án đầu tiên. KTS này cho biết, vấn đề nan giải nhất của những ngôi nhà chật hẹp là không gian và lối đi của cầu thang. Do đó, giải pháp mà KTS này đưa ra cho chủ nhà là chuyển đổi từ cầu thang thẳng ngắn dốc có phần khó di chuyển, sang cầu thang cong uốn lượn, đây là giải pháp hợp về thẩm mỹ cũng như giúp cho không gian chật hẹp trở nên nhẹ nhàng và không còn cảm giác khó đi nữa.Ở phòng khách, do gia chủ mong muốn làm như 1 phòng khách bình thường, nên KTS đã đập khoảng tường trống phía sau sofa để làm ô thông gió, nhằm làm cho ngôi nhà được thông thoáng và có nét thẩm mỹ.Khu vực bếp được tịnh tiến và nối dài thêm phía trước gần với cầu thang, một phần vừa lấy sáng cũng như là để mùi đồ ăn có thể được đưa ra ngoài nhanh hơn.Ở mặt bằng bố trí không gian, Văn Cảnh mở rộng khu WC, bằng việc có thêm khu tắm đứng. Do đó, tuy WC có diện tích không quá lớn nhưng cũng được phân chia 2 phần khô và ướt rõ ràng, điều này làm cho không gian sân sau không bị ướt quá nhiều.Ở sân sau vì ngôi nhà chật hẹp nên ánh sáng rất ít, do đó KTS đề xuất làm thông tầng và lấy ánh sáng từ mái xuống để cho sân sau và khu giặt đồ được đủ sáng.Tầng 2 được thiết kế làm không gian riêng tư, bao gồm phòng ngủ và tủ áo quần với phong cách đơn giản, bằng cách sử dụng những thanh gỗ thông nhẹ nhàng nhưng rất chắc chắn.Ở phòng ngủ này, chủ nhà không yêu cầu đầu tư quá mức nên mọi sự bố trí đều gần như là tối giản.Sảnh cầu thang bố trí một chiếc ghế bench nhỏ, có thể ngồi thư giãn uống trà, đi ra không gian phía trước, nơi này được tạo ra với mục đích chính là khu làm việc, đọc sách hoặc cũng có thể là để ngủ, với phương châm linh động và đơn giản nhất.Căn nhà còn có khu ban công, diện tích tương đối nhỏ, nhưng vẫn đủ cho 1 chiếc ghế nhỏ cùng với đó là 1 dãy hoa treo tạo cảm giác chill sâu lắng, giúp xua tan mệt mỏi sau 1 ngày làm việc áp lực.Theo Văn Cảnh, nhà không chỉ để ở, mà là còn nơi ta thả mình vào sau những ngày làm việc mệt mỏi, do đó ngôi nhà bạn ở chật hay rộng không quan trọng, đơn giản hay cầu kì không cần thiết, quan trọng là bạn biết mình nên làm gì với nó để giá trị của nó mang lại sự thoải mái và bình yên nhất có thể.
Căn nhà này tọa lạc ở Hẻm Bình Tiên (Quận 6, TP HCM) – một khu lâu đời của TP, cũng vì vậy mà căn nhà cũng có tuổi đời khá cao, khiến nhiều hạng mục bắt đầu xuống cấp trầm trọng.
Sau khi được chuyển nhượng lại, chị P đã nhờ một kiến trúc sư (KTS) trẻ sửa chữa và cải tạo lại căn nhà.
Người thực hiện dự án - KTS Văn Cảnh cho biết, căn nhà này là đại diện điển hình cho tình trạng xuống cấp, bí bách của các căn nhà phố cũ ở các đô thị của Việt Nam hiện tại. Ngôi nhà có diện tích khiêm tốn là 2m x 9m, với công năng tương đối bề bộn và bố trí có phần chật hẹp.
Qua khảo sát hiện trạng và kiểm tra ngôi nhà, cũng như trao đổi với chủ nhà, Văn Cảnh đã bắt đầu lên những phương án đầu tiên. KTS này cho biết, vấn đề nan giải nhất của những ngôi nhà chật hẹp là không gian và lối đi của cầu thang. Do đó, giải pháp mà KTS này đưa ra cho chủ nhà là chuyển đổi từ cầu thang thẳng ngắn dốc có phần khó di chuyển, sang cầu thang cong uốn lượn, đây là giải pháp hợp về thẩm mỹ cũng như giúp cho không gian chật hẹp trở nên nhẹ nhàng và không còn cảm giác khó đi nữa.
Ở phòng khách, do gia chủ mong muốn làm như 1 phòng khách bình thường, nên KTS đã đập khoảng tường trống phía sau sofa để làm ô thông gió, nhằm làm cho ngôi nhà được thông thoáng và có nét thẩm mỹ.
Khu vực bếp được tịnh tiến và nối dài thêm phía trước gần với cầu thang, một phần vừa lấy sáng cũng như là để mùi đồ ăn có thể được đưa ra ngoài nhanh hơn.
Ở mặt bằng bố trí không gian, Văn Cảnh mở rộng khu WC, bằng việc có thêm khu tắm đứng. Do đó, tuy WC có diện tích không quá lớn nhưng cũng được phân chia 2 phần khô và ướt rõ ràng, điều này làm cho không gian sân sau không bị ướt quá nhiều.
Ở sân sau vì ngôi nhà chật hẹp nên ánh sáng rất ít, do đó KTS đề xuất làm thông tầng và lấy ánh sáng từ mái xuống để cho sân sau và khu giặt đồ được đủ sáng.
Tầng 2 được thiết kế làm không gian riêng tư, bao gồm phòng ngủ và tủ áo quần với phong cách đơn giản, bằng cách sử dụng những thanh gỗ thông nhẹ nhàng nhưng rất chắc chắn.
Ở phòng ngủ này, chủ nhà không yêu cầu đầu tư quá mức nên mọi sự bố trí đều gần như là tối giản.
Sảnh cầu thang bố trí một chiếc ghế bench nhỏ, có thể ngồi thư giãn uống trà, đi ra không gian phía trước, nơi này được tạo ra với mục đích chính là khu làm việc, đọc sách hoặc cũng có thể là để ngủ, với phương châm linh động và đơn giản nhất.
Căn nhà còn có khu ban công, diện tích tương đối nhỏ, nhưng vẫn đủ cho 1 chiếc ghế nhỏ cùng với đó là 1 dãy hoa treo tạo cảm giác chill sâu lắng, giúp xua tan mệt mỏi sau 1 ngày làm việc áp lực.
Theo Văn Cảnh, nhà không chỉ để ở, mà là còn nơi ta thả mình vào sau những ngày làm việc mệt mỏi, do đó ngôi nhà bạn ở chật hay rộng không quan trọng, đơn giản hay cầu kì không cần thiết, quan trọng là bạn biết mình nên làm gì với nó để giá trị của nó mang lại sự thoải mái và bình yên nhất có thể.