Sáng 28/3, nhiều nhà hàng, quán ăn trên TP HCM động loạt dán bảng thông báo ngưng phục vụ tại chỗ, chỉ giao hàng về tận nhà.Việc này được thực hiện sau khi Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM có công văn khẩn gửi UBND các quận huyện về việc tạm thời ngưng hoạt động các cơ sở dịch ăn uống, không được tổ chức ăn uống tại chỗ mà phải mang về, kể từ hôm nay (28/3) đến hết ngày 15/4.Trên đường Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận), các nhà hàng thường ngày đông khách nay đều đóng cửa, một số nơi vẫn duy trì hoạt động nhưng chỉ bán online.Thậm chí trên đường Kỳ Đồng (quận Phú Nhuận), các quán ăn dừng hẳn hoạt động trong mùa dịch do không có dịch vụ bán hàng online.Bà Nguyễn Thị Nhàn (50 tuổi, chủ cửa hàng Bún Đậu Cầu Gỗ, đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận) chia sẻ: "Sau khi ngưng phục vụ tại chỗ, doanh thu của quán giảm tới gần 80%, nếu tình trạng này kéo dài mỗi tháng sẽ lỗ 100 triệu đồng. Nhưng vì sức khoẻ cộng đồng nên mình phải chấp hành".Trong thời điểm này, các tài xế công nghệ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Theo một số tài xế, lượng đơn hàng trong mấy ngày gần đây tăng gấp 2 lần, do đó thu nhập cũng có phần khá hơn.Mặc dù đa số cửa hàng chấp hành lệnh cấm của TP HCM, nhưng vẫn còn rải rác trường hợp bất chấp phục vụ khách tại chỗ như bình thường.Cơ quan chức năng đã rà soát, và tiến hành xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trên. Theo quy định, nếu không chấp hành lệnh cấm phục vụ tại chỗ, mở cửa hoạt động bình thường sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.
Sáng 28/3, nhiều nhà hàng, quán ăn trên TP HCM động loạt dán bảng thông báo ngưng phục vụ tại chỗ, chỉ giao hàng về tận nhà.
Việc này được thực hiện sau khi Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM có công văn khẩn gửi UBND các quận huyện về việc tạm thời ngưng hoạt động các cơ sở dịch ăn uống, không được tổ chức ăn uống tại chỗ mà phải mang về, kể từ hôm nay (28/3) đến hết ngày 15/4.
Trên đường Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận), các nhà hàng thường ngày đông khách nay đều đóng cửa, một số nơi vẫn duy trì hoạt động nhưng chỉ bán online.
Thậm chí trên đường Kỳ Đồng (quận Phú Nhuận), các quán ăn dừng hẳn hoạt động trong mùa dịch do không có dịch vụ bán hàng online.
Bà Nguyễn Thị Nhàn (50 tuổi, chủ cửa hàng Bún Đậu Cầu Gỗ, đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận) chia sẻ: "Sau khi ngưng phục vụ tại chỗ, doanh thu của quán giảm tới gần 80%, nếu tình trạng này kéo dài mỗi tháng sẽ lỗ 100 triệu đồng. Nhưng vì sức khoẻ cộng đồng nên mình phải chấp hành".
Trong thời điểm này, các tài xế công nghệ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Theo một số tài xế, lượng đơn hàng trong mấy ngày gần đây tăng gấp 2 lần, do đó thu nhập cũng có phần khá hơn.
Mặc dù đa số cửa hàng chấp hành lệnh cấm của TP HCM, nhưng vẫn còn rải rác trường hợp bất chấp phục vụ khách tại chỗ như bình thường.
Cơ quan chức năng đã rà soát, và tiến hành xử phạt nhiều trường hợp vi phạm trên. Theo quy định, nếu không chấp hành lệnh cấm phục vụ tại chỗ, mở cửa hoạt động bình thường sẽ bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng.