1. Mai Vũ Minh
Trong số người Việt siêu giàu có những thương vụ làm "điên đảo" thế giới phải kể đến ông Mai Vũ Minh là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty SAPA Thale GmbH tại Cộng Hòa Liên bang Đức. Ông Mai Vũ Minh là doanh nhân trẻ nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Ảnh: VietnamBiz.Theo Diễn đàn Đầu tư, mặc dù khá kín tiếng nhưng năm 2015, ông Minh được nhắc đến như một "hiện tượng" khi Công ty SAPA Thale của ông mua lại tòa nhà quản lý WHE của Tập đoàn Schunk Group - một trong những tập đoàn về công nghệ cơ khí lớn nhất của nước Đức. Ảnh: VietQHợp đồng mua bán tòa nhà quản lý WHE của Tập đoàn Schunk Group được ký kết giữa ông Rainer Witzel - Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn Schunk Group và ông Mai Vũ Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty SAPA Thale. Ảnh: Thương hiệu & Pháp luật.Thời gian từ khi triển khai cho đến khi ký kết mua bán là gần một năm với sự tham gia và hỗ trợ của nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng ở Đức như ngài Thomas Balcerowski - Thị trưởng thành phố Thale, ngài Martin Skiebe - Tỉnh trưởng tỉnh Harz, và ông Nguyễn Đắc Nghiệp - Nghị sĩ Đức… Ảnh: Thương hiệu & Pháp luật.Đây được xem là một trong những thương vụ mua bán lớn của doanh nghiệp Việt ở nước ngoài và đầu tiên tại châu Âu. Với việc mua lại doanh nghiệp ngoại trên, doanh nhân Việt đã ghi một dấu ấn chủ động và sự vươn tay mạnh mẽ trên thị trường mua bán, sáp nhập toàn cầu. Ảnh: motthegioi.vn. 2. Chúc Hoàng
Năm 2015, báo giới Pháp không khỏi choáng váng, khi một triệu phú gốc Việt Hoàng Chúc đã tung ra tới 200 triệu euro, để sở hữu khách sạn 4 sao hơn 700 phòng, lớn thứ ba Paris. Nhưng ít ai biết rằng ông Chúc đã mất 10 năm để theo đuổi thương vụ. Ảnh: Internet.Sức nóng của thương vụ này có thể được thấy trên các mặt báo Pháp, khi Le Monde, một trong những tờ báo lớn nhất Pháp và châu Âu có bài viết chi tiết về thương vụ, với dòng tít “Triệu phú từng muốn mua tháp Eiffel” trở thành chủ nhân khách sạn Nikko. Ảnh: riva-press.com.Tờ Les Echos thì nhấn mạnh “Một triệu phú gốc Việt thành chủ nhân khách sạn Nikko bên bờ sông Sein”. Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cũng loan báo: “Khách sạn Nikko giữa Paris về tay doanh nhân Pháp gốc Việt”. Ảnh: riva-press.com.Sở dĩ thương vụ này có sức hút lớn một phần là do đây là khách sạn lớn thứ ba Paris, lại nằm ngay gần tháp Eiffel. Theo Le Monde, với quy mô 764 phòng tiêu chuẩn 4 sao, cao 100m, khách sạn Nikko, mà nay có thương hiệu mới là Novotel Paris Eiffel Tower, chỉ kém hai đàn anh là Le Meridien (1.025 phòng) và Hyatt (950 phòng) về quy mô. Ảnh: riva-press.comNgoài ra, báo giới Pháp còn đặc biệt quan tâm tới thương vụ này bởi người đứng đằng sau nó là ông Hoàng Chúc - một triệu phú gốc Việt từng suýt chút nữa mua được công ty quản lý tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp hồi năm 2014. Đây là một doanh nghiệp lớn ngoài việc quản lý công trình số một nước Pháp là tòa tháp Eiffel còn là chủ sở hữu cả một hệ thống rộng lớn các văn phòng ở Paris và vùng phụ cận. Ảnh: VOV.
3. Phạm Đình Nguyên
Doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên - chủ thương hiệu cà phê Việt PhinDeli được biết đến là người hay đội chiếc mũ cao bồi trên đường phố Sài Gòn, nhiều người hay gọi ông là "thị trưởng". Ảnh: Sinhvienusa.org.Doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã gây chấn động giới truyền thông trong nước và quốc tế vào năm 2012 bằng việc trở thành người Việt đầu tiên mua một thị trấn của nước Mỹ có tên Buford với giá xấp xỉ 1 triệu USD, và trở thành thị trưởng của thị trấn này. Ảnh: plato.edu.vnÔng Nguyên nói: “Khi đó chính tôi cũng không biết mình mua Buford để làm gì. Người ta đồn rằng, tôi sẽ làm một thị trấn bánh phở, kẻ thì nói tôi sẽ làm một thị trấn massage... Còn tôi lại nghĩ mình phải làm một sản phẩm gì mang quốc hồn, quốc túy lại phải được tiêu thụ lớn nhất, phổ biến nhất tại Mỹ và cà phê chính là sản phẩm được chọn. Vì Việt Nam là nước duy nhất pha cà phê bằng phin nên cái tên Phin đã ra đời, còn cái tên Deli còn lại là “nửa Việt nửa Mỹ”. Ảnh: hoangdungblog.comSau khi chọn kinh doanh cà phê, ông Nguyên đã táo bạo đổi tên thị trấn Buford có lịch sử 147 năm của Mỹ thành thị trấn cà phê Việt PhinDeli, chuyên bán các sản phẩm cà phê Việt Nam. PhinDeli chính thức ra đời từ đó và đã gặt hái không ít thành công trên đất Mỹ với sản phẩm truyền thống là cà phê rang xay, rồi tiếp theo là cà phê hòa tan, cà phê uống liền… Ảnh: NTTheo vị thị trưởng thị trấn Buford (nay là PhinDeli), PhinDeli chính là câu chuyện của khát vọng, táo bạo và lo âu nhưng gộp lại tất cả nó là một câu chuyện đẹp về giấc mơ cà phê Việt trên đất Mỹ. “Cuối cùng tôi vẫn muốn chia sẻ với các bạn là các doanh nghiệp Việt Nam rằng, nên thử nghiệm ý tưởng sớm. Một là thất bại cho nhanh (để bắt đầu cái mới) và hai là triển khai nhanh để thành công lớn. Chần chừ cũng là đồng nghĩa với thất bại” - ông Phạm Đình Nguyên nói. Ảnh: Tinhhoa.net
4. Chính Chu
Báo chí Mỹ coi Chính E. Chu (Chính Chu) là “người đàn ông đáng gờm” của phố Wall. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là một trong những người thành đạt trong cộng đồng. Vị đại gia này sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi tốt nghiệp loại xuất sắc. Ông Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ)Ảnh: VietQ.Khởi nghiệp tại phố Wall, tỷ phú Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD. Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của Công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Với sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)... Ảnh: InternetNăm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD chỉ sau vài cú điện thoại. Theo đánh giá, bản hợp đồng có hời được lập nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt. Ảnh: VietQ.Cuối năm 2007, Chính Chủ được nhiều tờ báo chú ý và được biết đến là "một thương nhân ẩn danh" khi chỉ 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower, khiến tỷ phú Donald Trump “nóng mặt”. Tuy nhiên, sau những cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chủ bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu. Ảnh: VietQ.Theo hãng tin Bloomberg, tháng 11/2015, Chính Chu đã từ chức tại Blackstone, nhưng ông vẫn giữ vị trí Cố vấn cấp cao tại Tập đoàn này. Chính Chu cho biết, ông muốn tìm kiếm thử thách ở những lĩnh vực mới, bao gồm lĩnh vực phi lợi nhuận. Ảnh: VietQ.
1. Mai Vũ Minh
Trong số người Việt siêu giàu có những thương vụ làm "điên đảo" thế giới phải kể đến ông Mai Vũ Minh là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty SAPA Thale GmbH tại Cộng Hòa Liên bang Đức. Ông Mai Vũ Minh là doanh nhân trẻ nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Ảnh: VietnamBiz.
Theo Diễn đàn Đầu tư, mặc dù khá kín tiếng nhưng năm 2015, ông Minh được nhắc đến như một "hiện tượng" khi Công ty SAPA Thale của ông mua lại tòa nhà quản lý WHE của Tập đoàn Schunk Group - một trong những tập đoàn về công nghệ cơ khí lớn nhất của nước Đức. Ảnh: VietQ
Hợp đồng mua bán tòa nhà quản lý WHE của Tập đoàn Schunk Group được ký kết giữa ông Rainer Witzel - Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn Schunk Group và ông Mai Vũ Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty SAPA Thale. Ảnh: Thương hiệu & Pháp luật.
Thời gian từ khi triển khai cho đến khi ký kết mua bán là gần một năm với sự tham gia và hỗ trợ của nhiều nhân vật có tầm ảnh hưởng ở Đức như ngài Thomas Balcerowski - Thị trưởng thành phố Thale, ngài Martin Skiebe - Tỉnh trưởng tỉnh Harz, và ông Nguyễn Đắc Nghiệp - Nghị sĩ Đức… Ảnh: Thương hiệu & Pháp luật.
Đây được xem là một trong những thương vụ mua bán lớn của doanh nghiệp Việt ở nước ngoài và đầu tiên tại châu Âu. Với việc mua lại doanh nghiệp ngoại trên, doanh nhân Việt đã ghi một dấu ấn chủ động và sự vươn tay mạnh mẽ trên thị trường mua bán, sáp nhập toàn cầu. Ảnh: motthegioi.vn.
2. Chúc Hoàng
Năm 2015, báo giới Pháp không khỏi choáng váng, khi một triệu phú gốc Việt Hoàng Chúc đã tung ra tới 200 triệu euro, để sở hữu khách sạn 4 sao hơn 700 phòng, lớn thứ ba Paris. Nhưng ít ai biết rằng ông Chúc đã mất 10 năm để theo đuổi thương vụ. Ảnh: Internet.
Sức nóng của thương vụ này có thể được thấy trên các mặt báo Pháp, khi Le Monde, một trong những tờ báo lớn nhất Pháp và châu Âu có bài viết chi tiết về thương vụ, với dòng tít “Triệu phú từng muốn mua tháp Eiffel” trở thành chủ nhân khách sạn Nikko. Ảnh: riva-press.com.
Tờ Les Echos thì nhấn mạnh “Một triệu phú gốc Việt thành chủ nhân khách sạn Nikko bên bờ sông Sein”. Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cũng loan báo: “Khách sạn Nikko giữa Paris về tay doanh nhân Pháp gốc Việt”. Ảnh: riva-press.com.
Sở dĩ thương vụ này có sức hút lớn một phần là do đây là khách sạn lớn thứ ba Paris, lại nằm ngay gần tháp Eiffel. Theo Le Monde, với quy mô 764 phòng tiêu chuẩn 4 sao, cao 100m, khách sạn Nikko, mà nay có thương hiệu mới là Novotel Paris Eiffel Tower, chỉ kém hai đàn anh là Le Meridien (1.025 phòng) và Hyatt (950 phòng) về quy mô. Ảnh: riva-press.com
Ngoài ra, báo giới Pháp còn đặc biệt quan tâm tới thương vụ này bởi người đứng đằng sau nó là ông Hoàng Chúc - một triệu phú gốc Việt từng suýt chút nữa mua được công ty quản lý tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp hồi năm 2014. Đây là một doanh nghiệp lớn ngoài việc quản lý công trình số một nước Pháp là tòa tháp Eiffel còn là chủ sở hữu cả một hệ thống rộng lớn các văn phòng ở Paris và vùng phụ cận. Ảnh: VOV.
3. Phạm Đình Nguyên
Doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên - chủ thương hiệu cà phê Việt PhinDeli được biết đến là người hay đội chiếc mũ cao bồi trên đường phố Sài Gòn, nhiều người hay gọi ông là "thị trưởng". Ảnh: Sinhvienusa.org.
Doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã gây chấn động giới truyền thông trong nước và quốc tế vào năm 2012 bằng việc trở thành người Việt đầu tiên mua một thị trấn của nước Mỹ có tên Buford với giá xấp xỉ 1 triệu USD, và trở thành thị trưởng của thị trấn này. Ảnh: plato.edu.vn
Ông Nguyên nói: “Khi đó chính tôi cũng không biết mình mua Buford để làm gì. Người ta đồn rằng, tôi sẽ làm một thị trấn bánh phở, kẻ thì nói tôi sẽ làm một thị trấn massage... Còn tôi lại nghĩ mình phải làm một sản phẩm gì mang quốc hồn, quốc túy lại phải được tiêu thụ lớn nhất, phổ biến nhất tại Mỹ và cà phê chính là sản phẩm được chọn. Vì Việt Nam là nước duy nhất pha cà phê bằng phin nên cái tên Phin đã ra đời, còn cái tên Deli còn lại là “nửa Việt nửa Mỹ”. Ảnh: hoangdungblog.com
Sau khi chọn kinh doanh cà phê, ông Nguyên đã táo bạo đổi tên thị trấn Buford có lịch sử 147 năm của Mỹ thành thị trấn cà phê Việt PhinDeli, chuyên bán các sản phẩm cà phê Việt Nam. PhinDeli chính thức ra đời từ đó và đã gặt hái không ít thành công trên đất Mỹ với sản phẩm truyền thống là cà phê rang xay, rồi tiếp theo là cà phê hòa tan, cà phê uống liền… Ảnh: NT
Theo vị thị trưởng thị trấn Buford (nay là PhinDeli), PhinDeli chính là câu chuyện của khát vọng, táo bạo và lo âu nhưng gộp lại tất cả nó là một câu chuyện đẹp về giấc mơ cà phê Việt trên đất Mỹ. “Cuối cùng tôi vẫn muốn chia sẻ với các bạn là các doanh nghiệp Việt Nam rằng, nên thử nghiệm ý tưởng sớm. Một là thất bại cho nhanh (để bắt đầu cái mới) và hai là triển khai nhanh để thành công lớn. Chần chừ cũng là đồng nghĩa với thất bại” - ông Phạm Đình Nguyên nói. Ảnh: Tinhhoa.net
4. Chính Chu
Báo chí Mỹ coi Chính E. Chu (Chính Chu) là “người đàn ông đáng gờm” của phố Wall. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là một trong những người thành đạt trong cộng đồng. Vị đại gia này sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi tốt nghiệp loại xuất sắc. Ông Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ)Ảnh: VietQ.
Khởi nghiệp tại phố Wall, tỷ phú Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD. Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của Công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Với sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)... Ảnh: Internet
Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD chỉ sau vài cú điện thoại. Theo đánh giá, bản hợp đồng có hời được lập nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt. Ảnh: VietQ.
Cuối năm 2007, Chính Chủ được nhiều tờ báo chú ý và được biết đến là "một thương nhân ẩn danh" khi chỉ 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower, khiến tỷ phú Donald Trump “nóng mặt”. Tuy nhiên, sau những cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chủ bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu. Ảnh: VietQ.
Theo hãng tin Bloomberg, tháng 11/2015, Chính Chu đã từ chức tại Blackstone, nhưng ông vẫn giữ vị trí Cố vấn cấp cao tại Tập đoàn này. Chính Chu cho biết, ông muốn tìm kiếm thử thách ở những lĩnh vực mới, bao gồm lĩnh vực phi lợi nhuận. Ảnh: VietQ.