Từ khoảng cuối tháng 2 đến tháng 8 Âm lịch, các lò hấp cá tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) lại tất bật đỏ lửa. Mùi cá tanh nồng hòa trong làn khói từ sớm tinh mơ đến chập choạng tối.Mỗi ngày, có hàng chục tàu thuyền lớn nhỏ tấp nập cập bến. Những mẻ cá tươi rói được nhanh chóng đưa vào lò chế biến. Một gánh cá được trả công 7.000-10.000 đồng tùy trọng lượng (với khoảng cách 200m, từ bờ biển vào lò hấp), giúp phụ nữ làng biển có thêm thu nhập.Cá được hấp chủ yếu là cá nục, cá trích, cá cơm… Nghề hấp cá ở Quảng Nam tập trung tại các xã Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) và xã Bình Minh (huyện Thăng Bình).Trên địa bàn xã Bình Minh có 4-5 lò hấp cá quy mô, ngoài ra còn nhiều lò hấp tự phát. Tại cơ sở lớn nhất xã của chị Hồ Thị Liên (thôn Tân An, xã Bình Minh), hàng chục lao động đang tất bật rửa cá để đưa đi hấp. Lao động ở đây chủ yếu là phụ nữ lớn tuổi, đảm nhiệm các khâu rửa cá và mang cá đi phơi. Chị Liên cho hay, nhiều ngày qua, cơ sở chế biến của chị hoạt động liên tục. Mỗi ngày, lò hấp thu mua hơn 10 tấn cá cơm tươi để chế biến thành cá khô. Lượng cá ngư dân đánh bắt năm nay khá lớn, có ngày cơ sở rơi vào tình trạng quá tải, phải huy động thêm nhân lực chạy việc.Cá cơm sau khi mua về sẽ được rửa sạch, việc rửa cá phải đảm bảo nhẹ nhàng để cá không bị dập nát. Sau đó, cá được để ráo rồi cho vào vỉ lưới mang đi hấp. Một mẻ hấp có 15 vỉ cá xếp chồng lên nhau, thời gian hấp 3-5 phút.Sau khi hấp, cá được phơi trên giàn tre dựng sẵn bên bờ biển. Tùy vào độ lớn nhỏ của cá mà thời gian phơi 1-3 ngày. Người dân thường chỉ chọn trời nắng gắt để phơi cá để đảm bảo chất lượng.Bà Nguyễn Thị Mai (58 tuổi, xã Bình Minh) cho biết: "Chồng mất trong bão Chanchu, tôi một mình nuôi 2 con ăn học. Đến mùa tôi sẽ đi phụ việc tại các cơ sở hấp cá, mỗi ngày được trả công trung bình 400.000 đồng. Dù là nghề thời vụ nhưng việc hấp cá mang lại nguồn thu nhập khá".Theo chủ các cơ sở, 3,5 tấn cá tươi mới chế được 1 tấn cá khô. Khi phơi xong, cá được chuyển tới bảo quản ở kho lạnh rồi chờ mang đi tiêu thụ tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước.Nghề hấp cá tại xã Bình Minh có từ lâu đời, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Mỗi ngày, xã Bình Minh cung ứng cho thị trường hàng tấn cá khô. Thành phẩm làm ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, giá cả ổn định nên cư dân xã biển rất phấn khởi mỗi khi vào vụ hấp cá.
Từ khoảng cuối tháng 2 đến tháng 8 Âm lịch, các lò hấp cá tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) lại tất bật đỏ lửa. Mùi cá tanh nồng hòa trong làn khói từ sớm tinh mơ đến chập choạng tối.
Mỗi ngày, có hàng chục tàu thuyền lớn nhỏ tấp nập cập bến. Những mẻ cá tươi rói được nhanh chóng đưa vào lò chế biến. Một gánh cá được trả công 7.000-10.000 đồng tùy trọng lượng (với khoảng cách 200m, từ bờ biển vào lò hấp), giúp phụ nữ làng biển có thêm thu nhập.
Cá được hấp chủ yếu là cá nục, cá trích, cá cơm… Nghề hấp cá ở Quảng Nam tập trung tại các xã Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) và xã Bình Minh (huyện Thăng Bình).
Trên địa bàn xã Bình Minh có 4-5 lò hấp cá quy mô, ngoài ra còn nhiều lò hấp tự phát. Tại cơ sở lớn nhất xã của chị Hồ Thị Liên (thôn Tân An, xã Bình Minh), hàng chục lao động đang tất bật rửa cá để đưa đi hấp. Lao động ở đây chủ yếu là phụ nữ lớn tuổi, đảm nhiệm các khâu rửa cá và mang cá đi phơi. Chị Liên cho hay, nhiều ngày qua, cơ sở chế biến của chị hoạt động liên tục. Mỗi ngày, lò hấp thu mua hơn 10 tấn cá cơm tươi để chế biến thành cá khô. Lượng cá ngư dân đánh bắt năm nay khá lớn, có ngày cơ sở rơi vào tình trạng quá tải, phải huy động thêm nhân lực chạy việc.
Cá cơm sau khi mua về sẽ được rửa sạch, việc rửa cá phải đảm bảo nhẹ nhàng để cá không bị dập nát. Sau đó, cá được để ráo rồi cho vào vỉ lưới mang đi hấp. Một mẻ hấp có 15 vỉ cá xếp chồng lên nhau, thời gian hấp 3-5 phút.
Sau khi hấp, cá được phơi trên giàn tre dựng sẵn bên bờ biển. Tùy vào độ lớn nhỏ của cá mà thời gian phơi 1-3 ngày. Người dân thường chỉ chọn trời nắng gắt để phơi cá để đảm bảo chất lượng.
Bà Nguyễn Thị Mai (58 tuổi, xã Bình Minh) cho biết: "Chồng mất trong bão Chanchu, tôi một mình nuôi 2 con ăn học. Đến mùa tôi sẽ đi phụ việc tại các cơ sở hấp cá, mỗi ngày được trả công trung bình 400.000 đồng. Dù là nghề thời vụ nhưng việc hấp cá mang lại nguồn thu nhập khá".
Theo chủ các cơ sở, 3,5 tấn cá tươi mới chế được 1 tấn cá khô. Khi phơi xong, cá được chuyển tới bảo quản ở kho lạnh rồi chờ mang đi tiêu thụ tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Nghề hấp cá tại xã Bình Minh có từ lâu đời, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Mỗi ngày, xã Bình Minh cung ứng cho thị trường hàng tấn cá khô. Thành phẩm làm ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, giá cả ổn định nên cư dân xã biển rất phấn khởi mỗi khi vào vụ hấp cá.