Ngôi nhà có diện tích 50m2 nằm trong khuôn viên nhà vườn rộng 400m2 của một gia đình ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được gia chủ xây để dùng cho việc tiếp khách, đồng thời là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của các thành viên. Công trình được nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Ngọc Thiên hoàn thiện năm 2020.Nhóm kiến trúc sư gọi công trình này là "Nhà thảo bạt". Nhà thảo bạt là một không gian chuyển tiếp, nơi đón khách, dự đám tiệc hay thư giãn song hành cùng phần nhà ở chính, thường thấy ở khu vực đất phương Nam, tựa như chái nhà của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Chái là không gian làm thêm, mở rộng từ ngôi nhà chính.Ngôi nhà là sự kết hợp giữa hàng hiên trong kiến trúc truyền thống Việt và nhà sàn Tây Nguyên. Đặc biệt, nhà không có cửa, mọi không gian thông suốt, kết nối với thiên nhiên bên ngoài.Hàng hiên là sự nối dài giữa không gian bên trong và là nơi mở rộng, kết nối với không gian bên ngoài.Nét kiến trúc truyền thống Tây Nguyên thể hiện rõ ở sàn nhà sinh hoạt cao hơn mặt đất. Cấu trúc không gian từ ngôi nhà sàn dân tộc có cao độ vừa tầm, thư thái, bước vài bậc sẽ đến chỗ quây quần, uống trà, tiếp khách.Công trình hầu như không có “mặt tiền” theo kiểu thông thường mà sau mảng tường vát chéo khi qua cổng rào, một “mặt cắt” bộc lộ cấu trúc thể hiện đúng bản chất của nơi chốn. Lối đi xanh mướt một màu dẫn vào ngôi nhà.Cách thiết kế mở giúp tầm nhìn của gia chủ không bị hạn chế bởi các bức tường cố định, các phòng đều thông ra khoảng thiên nhiên bên ngoài, mang đến cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Không gian mở còn giúp các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau dễ dàng, thoải mái.Hồ cá nhỏ dưới chân trở thành "lá phổi" điều hòa không khí, đồng thời đem lại cho con người sự an nhiên, tĩnh tại.Các vật liệu cũ và vật liệu hiện đại có sự đan xen hài hòa. Phía trên mái còn có một hệ kính lấy sáng. Hàng hiên mái ngói đỏ là thiết kế quen thuộc của nhà nông thôn Việt Nam trước đây. Phần rìa mái hiên đủ tầm với tay nếu muốn chạm vào ngói. Thiết kế này cũng tránh việc bị mưa tạt vào không gian phía trong. Hệ mái được phát triển dài theo khu đất, song song và mở về phía gian nhà chính của gia chủ nhằm tăng sự kết nối giữa hai không gian.Nhà thảo bạt có một khu vực vệ sinh độc lập với nhà chính, một quầy pha chế cà phê và trà để tiếp khách, phòng uống trà hoặc có thể nghỉ ngơi của gia chủ. Mọi không gian đều cơ động và linh hoạt, không đóng khung một không gian chức năng rõ ràng nào.Trên mái có 1 sân thượng cong hình con thuyền, tạo sự mềm mại, tương phản với mái hiên trải dài của công trình. Gia chủ muốn thiết kế sân thượng dùng để ủ và phơi nắng hũ đậu, tuy nhiên khi hoàn thành, nơi đây trở thành địa điểm đa năng, có thể dùng cho việc thư giãn của mọi thành viên trong gia đình.Gỗ sử dụng trong công trình đa phần là gỗ cũ, được tái sử dụng. Ưu điểm của loại gỗ này là sau thời gian dài sử dụng đã có sự ổn định và co ngót. Đồng thời màu thời gian của chất liệu làm tăng tính mộc mạc, chân phương cho công trình.
Ngôi nhà có diện tích 50m2 nằm trong khuôn viên nhà vườn rộng 400m2 của một gia đình ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được gia chủ xây để dùng cho việc tiếp khách, đồng thời là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của các thành viên. Công trình được nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Ngọc Thiên hoàn thiện năm 2020.
Nhóm kiến trúc sư gọi công trình này là "Nhà thảo bạt". Nhà thảo bạt là một không gian chuyển tiếp, nơi đón khách, dự đám tiệc hay thư giãn song hành cùng phần nhà ở chính, thường thấy ở khu vực đất phương Nam, tựa như chái nhà của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Chái là không gian làm thêm, mở rộng từ ngôi nhà chính.
Ngôi nhà là sự kết hợp giữa hàng hiên trong kiến trúc truyền thống Việt và nhà sàn Tây Nguyên. Đặc biệt, nhà không có cửa, mọi không gian thông suốt, kết nối với thiên nhiên bên ngoài.
Hàng hiên là sự nối dài giữa không gian bên trong và là nơi mở rộng, kết nối với không gian bên ngoài.
Nét kiến trúc truyền thống Tây Nguyên thể hiện rõ ở sàn nhà sinh hoạt cao hơn mặt đất. Cấu trúc không gian từ ngôi nhà sàn dân tộc có cao độ vừa tầm, thư thái, bước vài bậc sẽ đến chỗ quây quần, uống trà, tiếp khách.
Công trình hầu như không có “mặt tiền” theo kiểu thông thường mà sau mảng tường vát chéo khi qua cổng rào, một “mặt cắt” bộc lộ cấu trúc thể hiện đúng bản chất của nơi chốn. Lối đi xanh mướt một màu dẫn vào ngôi nhà.
Cách thiết kế mở giúp tầm nhìn của gia chủ không bị hạn chế bởi các bức tường cố định, các phòng đều thông ra khoảng thiên nhiên bên ngoài, mang đến cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Không gian mở còn giúp các thành viên trong gia đình giao tiếp với nhau dễ dàng, thoải mái.
Hồ cá nhỏ dưới chân trở thành "lá phổi" điều hòa không khí, đồng thời đem lại cho con người sự an nhiên, tĩnh tại.
Các vật liệu cũ và vật liệu hiện đại có sự đan xen hài hòa. Phía trên mái còn có một hệ kính lấy sáng. Hàng hiên mái ngói đỏ là thiết kế quen thuộc của nhà nông thôn Việt Nam trước đây. Phần rìa mái hiên đủ tầm với tay nếu muốn chạm vào ngói. Thiết kế này cũng tránh việc bị mưa tạt vào không gian phía trong. Hệ mái được phát triển dài theo khu đất, song song và mở về phía gian nhà chính của gia chủ nhằm tăng sự kết nối giữa hai không gian.
Nhà thảo bạt có một khu vực vệ sinh độc lập với nhà chính, một quầy pha chế cà phê và trà để tiếp khách, phòng uống trà hoặc có thể nghỉ ngơi của gia chủ. Mọi không gian đều cơ động và linh hoạt, không đóng khung một không gian chức năng rõ ràng nào.
Trên mái có 1 sân thượng cong hình con thuyền, tạo sự mềm mại, tương phản với mái hiên trải dài của công trình. Gia chủ muốn thiết kế sân thượng dùng để ủ và phơi nắng hũ đậu, tuy nhiên khi hoàn thành, nơi đây trở thành địa điểm đa năng, có thể dùng cho việc thư giãn của mọi thành viên trong gia đình.
Gỗ sử dụng trong công trình đa phần là gỗ cũ, được tái sử dụng. Ưu điểm của loại gỗ này là sau thời gian dài sử dụng đã có sự ổn định và co ngót. Đồng thời màu thời gian của chất liệu làm tăng tính mộc mạc, chân phương cho công trình.