Làng Hoa Tây (thuộc tỉnh Giang Tô) từng được mệnh danh là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Ngôi làng nằm trên diện tích 35km2, các nhà dân được xây đồng bộ, có tòa tháp khách sạn cao 328m và một công viên với các công trình mô phỏng Vạn lý Trường thành, Khải hoàn môn (Pháp)... Ảnh: GettyTheo Business Insider, vào thập niên 50, ngôi làng chủ yếu làm nông nghiệp, với chỉ 600 cư dân và diện tích gần 1km2. Tuy nhiên, sau khi Wu Renbao lên làm trưởng làng, Hoa Tây đã được cải tổ. Ảnh: BIKhoảng một phần ba nguồn thu của làng Hoa Tây đến từ ngành sắt thép. Hoa Tây nhập khẩu nguyên liệu thô từ Ấn Độ và Brazil, sau đó xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Ảnh: BINăm 2004, lương bình quân năm của cư dân làng Hoa Tây được cho là lên tới 122.600 nhân dân tệ, gấp gần 42 lần thu nhập của nông dân Trung Quốc thời đó. Ảnh: FlickrĐến năm 2013, ngôi làng có khoảng 2.000 cư dân, hưởng các quyền lợi như ở trong biệt thự, sở hữu siêu xe, được học hành, chăm sóc y tế và sử dụng dầu ăn miễn phí. Ảnh: FlickrThời điểm đó, người dân trong làng còn được cho là đều có hơn một triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 3 tỷ VNĐ). Ảnh: FlickrMột trong những công trình nổi bật ở làng Hoa Tây là Khách sạn Quốc tế 5 sao Longxi cao 74 tầng, chi phí xây dựng lên tới 470 triệu USD. Nó được xây dựng năm 2011 để kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi làng. Ảnh: ReutersBên trong khách sạn này có nhiều chi tiết bằng vàng, đá cẩm thạch. Ảnh: GettyKhách sạn thậm chí có cả tượng bò vàng nặng 1 tấn, trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Đây là cách giúp họ thu hút khách du lịch. Ảnh: China NewsTuy nhiên, theo Nikkei Asian Review, rắc rối bắt đầu xảy đến với ngôi làng đại gia của Trung Quốc từ năm 2017, sau khi công ty chủ chốt tại đây là tập đoàn Hoa Tây bị vướng vào khoản nợ 40 tỷ nhân dân tệ (5,8 tỷ USD). Ảnh: DMTheo đó, chỉ những cư dân dài hạn ở Hoa Tây mới được nhận nhà ở và cổ tức hàng năm, trong khi những người dân mới tới cho biết họ bị coi như nông dân nhập cư. Ảnh: DMGiới chức Hoa Tây từng phải lên tiếng bác tin đồn phá sản, dù khối nợ của làng này đã lên đến 6 tỷ USD. Ảnh: Reuters
Làng Hoa Tây (thuộc tỉnh Giang Tô) từng được mệnh danh là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Ngôi làng nằm trên diện tích 35km2, các nhà dân được xây đồng bộ, có tòa tháp khách sạn cao 328m và một công viên với các công trình mô phỏng Vạn lý Trường thành, Khải hoàn môn (Pháp)... Ảnh: Getty
Theo Business Insider, vào thập niên 50, ngôi làng chủ yếu làm nông nghiệp, với chỉ 600 cư dân và diện tích gần 1km2. Tuy nhiên, sau khi Wu Renbao lên làm trưởng làng, Hoa Tây đã được cải tổ. Ảnh: BI
Khoảng một phần ba nguồn thu của làng Hoa Tây đến từ ngành sắt thép. Hoa Tây nhập khẩu nguyên liệu thô từ Ấn Độ và Brazil, sau đó xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia trên thế giới. Ảnh: BI
Năm 2004, lương bình quân năm của cư dân làng Hoa Tây được cho là lên tới 122.600 nhân dân tệ, gấp gần 42 lần thu nhập của nông dân Trung Quốc thời đó. Ảnh: Flickr
Đến năm 2013, ngôi làng có khoảng 2.000 cư dân, hưởng các quyền lợi như ở trong biệt thự, sở hữu siêu xe, được học hành, chăm sóc y tế và sử dụng dầu ăn miễn phí. Ảnh: Flickr
Thời điểm đó, người dân trong làng còn được cho là đều có hơn một triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 3 tỷ VNĐ). Ảnh: Flickr
Một trong những công trình nổi bật ở làng Hoa Tây là Khách sạn Quốc tế 5 sao Longxi cao 74 tầng, chi phí xây dựng lên tới 470 triệu USD. Nó được xây dựng năm 2011 để kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi làng. Ảnh: Reuters
Bên trong khách sạn này có nhiều chi tiết bằng vàng, đá cẩm thạch. Ảnh: Getty
Khách sạn thậm chí có cả tượng bò vàng nặng 1 tấn, trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Đây là cách giúp họ thu hút khách du lịch. Ảnh: China News
Tuy nhiên, theo Nikkei Asian Review, rắc rối bắt đầu xảy đến với ngôi làng đại gia của Trung Quốc từ năm 2017, sau khi công ty chủ chốt tại đây là tập đoàn Hoa Tây bị vướng vào khoản nợ 40 tỷ nhân dân tệ (5,8 tỷ USD). Ảnh: DM
Theo đó, chỉ những cư dân dài hạn ở Hoa Tây mới được nhận nhà ở và cổ tức hàng năm, trong khi những người dân mới tới cho biết họ bị coi như nông dân nhập cư. Ảnh: DM
Giới chức Hoa Tây từng phải lên tiếng bác tin đồn phá sản, dù khối nợ của làng này đã lên đến 6 tỷ USD. Ảnh: Reuters