" Lý Sơn" là tên mà nhiều người ví gọi cho thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Bởi lẽ ngoài đánh bắt cá thì loại cây trồng chính, mang lại thu nhập chủ yếu cho hàng trăm hộ dân nơi đây cũng là hành và tỏi như ở huyện đảo Lý Sơn.Những ngày giữa tháng 7 cũng là thời điểm người dân Thanh Thủy hoàn tất đợt trồng hành cuối cùng trong năm. Nhiều ruộng hành trồng sớm đã bước vào giai đoạn tạo cũ.Thôn Thanh Thủy nằm trên khu vực gò, đồi. Vì vậy đất sản xuất của người dân nơi đây cũng kiểu ruộng bậc thang.Ngoài đánh bắt cá thì cây trồng chính, mang lại nguồn thu chủ yếu cho hàng trăm hộ gia đình ở Thanh Thủy là hành và tỏi.Cùng chung một loại giống, hình thức trồng cũng tương tự như huyện đảo Lý Sơn: Phía dưới ruộng trồng hành, tỏi là lớp đất thịt còn phủ phía trên là lớp cát pha vôi lấy từ ngoài biển.Vì vậy chất lượng của tỏi, hành ở Thanh Thủy thơm, ngon chẳng kém mấy so với trồng ở Lý Sơn. Bà Nguyễn Thị Mai (52 tuổi) bày tỏ: "Riêng cây hành thì khác với Lý Sơn chỉ trồng 1-2 vụ/năm, ở Thanh Thủy trừ thời gian vụ tỏi (từ khoảng tháng 9-12), hành được trồng nối vụ với nhau, với số lượng 3-4 vụ/năm.Theo đó, cứ sau khi mỗi vụ trồng, thu hoạch (khoảng 2 tháng/vụ) thì người dân nơi đây lại xuống giống vụ mới.Bà Dương Thị Bảy (sinh 1963), ở thôn Thanh Thủy cho biết: " Ở đây gần như nhà nào cũng trồng hành, tỏi. Ít thì 2-3 sào (500m2/sào), nhiều thì 8-12 sào/hộ. Tiền đầu tư mua giống, phân,... trồng hành ở đây từ 10-12 triệu đồng/sào. Nếu không mất mùa thì trừ chi phí, lợi nhuận từ cây hành từ 2-4 triệu đồng/sào, còn được mùa thì cao hơn".
" Lý Sơn" là tên mà nhiều người ví gọi cho thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Bởi lẽ ngoài đánh bắt cá thì loại cây trồng chính, mang lại thu nhập chủ yếu cho hàng trăm hộ dân nơi đây cũng là hành và tỏi như ở huyện đảo Lý Sơn.
Những ngày giữa tháng 7 cũng là thời điểm người dân Thanh Thủy hoàn tất đợt trồng hành cuối cùng trong năm. Nhiều ruộng hành trồng sớm đã bước vào giai đoạn tạo cũ.
Thôn Thanh Thủy nằm trên khu vực gò, đồi. Vì vậy đất sản xuất của người dân nơi đây cũng kiểu ruộng bậc thang.
Ngoài đánh bắt cá thì cây trồng chính, mang lại nguồn thu chủ yếu cho hàng trăm hộ gia đình ở Thanh Thủy là hành và tỏi.
Cùng chung một loại giống, hình thức trồng cũng tương tự như huyện đảo Lý Sơn: Phía dưới ruộng trồng hành, tỏi là lớp đất thịt còn phủ phía trên là lớp cát pha vôi lấy từ ngoài biển.
Vì vậy chất lượng của tỏi, hành ở Thanh Thủy thơm, ngon chẳng kém mấy so với trồng ở Lý Sơn. Bà Nguyễn Thị Mai (52 tuổi) bày tỏ: "Riêng cây hành thì khác với Lý Sơn chỉ trồng 1-2 vụ/năm, ở Thanh Thủy trừ thời gian vụ tỏi (từ khoảng tháng 9-12), hành được trồng nối vụ với nhau, với số lượng 3-4 vụ/năm.
Theo đó, cứ sau khi mỗi vụ trồng, thu hoạch (khoảng 2 tháng/vụ) thì người dân nơi đây lại xuống giống vụ mới.
Bà Dương Thị Bảy (sinh 1963), ở thôn Thanh Thủy cho biết: " Ở đây gần như nhà nào cũng trồng hành, tỏi. Ít thì 2-3 sào (500m2/sào), nhiều thì 8-12 sào/hộ. Tiền đầu tư mua giống, phân,... trồng hành ở đây từ 10-12 triệu đồng/sào. Nếu không mất mùa thì trừ chi phí, lợi nhuận từ cây hành từ 2-4 triệu đồng/sào, còn được mùa thì cao hơn".