Nghề nướng cá biển ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An đã tồn tại nhiều đời qua, nuôi sống hàng trăm gia đình làm nghề nướng cá thuê và chủ lò nướng. Hiện, toàn xã có hàng chục lò nướng cá, mỗi ngày nướng hàng tấn cá các loại.Các loại cá nướng được ưa chuộng nhất là cá trích, cá nục, cá bạc má, cá thu, cá đốm, cá thửng... Cá được làm sạch, phơi 3 - 5 tiếng cho ráo nước trước khi cho cho lên bếp than nướng.11 giờ trưa, khi nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, khuôn mặt bà Hoàng Thị Hoa (53 tuổi, trú xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn) đỏ rần rần. Nhễ nhại mồ hôi, bà vẫn kiên trì ngồi bên bếp than đỏ rực, tay liên tục lật, nướng cá. “Nghề này mùa hè là cực nhất, trời quá nóng, ra mồ hôi nhiều nên dễ mất sức. Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín đến độ, người nướng phải có kinh nghiệm, lật trở càng đều tay, cá càng thơm ngon”, bà Hoa chia sẻ.Bà Hoa cho biết đã làm nghề được gần 20 năm, thấm hơn ai hết những vất vả, khó nhọc của công việc. Bất kể mùa đông hay ngày hè nóng bức, bao giờ cũng mướt mồ hôi do tiếp xúc quá gần với bếp than đỏ rực.Trời nóng bức, chị Nguyễn Thị Hạnh (38 tuổi, trú xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn) mặc nhiều áo và bịt kín mặt, chỉ hở đôi mắt. Bên cạnh chị Hạnh lúc nào cũng có 2 - 3 chiếc quạt hoạt động liên tục, chiếc thổi than, chiếc còn lại giúp làm mát cơ thể giữa cái nắng từ bếp than đỏ rực.“Hàng chục năm trước, khi nướng cá phải quạt tay bằng mo cau hoặc quạt giấy. Nay đời sống khá hơn nên cơ sở nào cũng có quạt điện, đỡ vất vả hơn. Nghề này yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo, chịu khó. Nếu không chịu khó, kiên trì thì không sống được với nghề”, chị Hạnh nói.Con cá nướng được xem là ngon khi bề ngoài có màu cánh gián, thịt chín tới, thớ thịt màu trắng, dậy mùi thơm phức.Theo các thợ nướng cá nơi đây, nghề nướng cá phải khom lưng cả ngày, mỗi lúc bước ra khỏi lò thì quần áo, đầu tóc luôn ám mùi tanh nồng của cá, mùi khét của khói. Mỗi ngày, họ được trả công 250.000 - 300.000 đồng. Công việc vất vả nhưng cho thu nhập ổn định nên đa số người dân đều bám nghề.Cá sau khi nướng được vận chuyển bán lẻ tại các chợ và huyện lân cận.Hầu hết các gia đình ở đây đã trải qua 3 - 4 đời làm nghề nướng cá. Tuy vất vả nhưng hầu như không ai bỏ nghề đã nuôi sống họ và cả gia đình suốt nhiều năm nay.
Nghề nướng cá biển ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, Nghệ An đã tồn tại nhiều đời qua, nuôi sống hàng trăm gia đình làm nghề nướng cá thuê và chủ lò nướng. Hiện, toàn xã có hàng chục lò nướng cá, mỗi ngày nướng hàng tấn cá các loại.
Các loại cá nướng được ưa chuộng nhất là cá trích, cá nục, cá bạc má, cá thu, cá đốm, cá thửng... Cá được làm sạch, phơi 3 - 5 tiếng cho ráo nước trước khi cho cho lên bếp than nướng.
11 giờ trưa, khi nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, khuôn mặt bà Hoàng Thị Hoa (53 tuổi, trú xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn) đỏ rần rần. Nhễ nhại mồ hôi, bà vẫn kiên trì ngồi bên bếp than đỏ rực, tay liên tục lật, nướng cá. “Nghề này mùa hè là cực nhất, trời quá nóng, ra mồ hôi nhiều nên dễ mất sức. Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín đến độ, người nướng phải có kinh nghiệm, lật trở càng đều tay, cá càng thơm ngon”, bà Hoa chia sẻ.
Bà Hoa cho biết đã làm nghề được gần 20 năm, thấm hơn ai hết những vất vả, khó nhọc của công việc. Bất kể mùa đông hay ngày hè nóng bức, bao giờ cũng mướt mồ hôi do tiếp xúc quá gần với bếp than đỏ rực.
Trời nóng bức, chị Nguyễn Thị Hạnh (38 tuổi, trú xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn) mặc nhiều áo và bịt kín mặt, chỉ hở đôi mắt. Bên cạnh chị Hạnh lúc nào cũng có 2 - 3 chiếc quạt hoạt động liên tục, chiếc thổi than, chiếc còn lại giúp làm mát cơ thể giữa cái nắng từ bếp than đỏ rực.
“Hàng chục năm trước, khi nướng cá phải quạt tay bằng mo cau hoặc quạt giấy. Nay đời sống khá hơn nên cơ sở nào cũng có quạt điện, đỡ vất vả hơn. Nghề này yêu cầu tỉ mỉ, khéo léo, chịu khó. Nếu không chịu khó, kiên trì thì không sống được với nghề”, chị Hạnh nói.
Con cá nướng được xem là ngon khi bề ngoài có màu cánh gián, thịt chín tới, thớ thịt màu trắng, dậy mùi thơm phức.
Theo các thợ nướng cá nơi đây, nghề nướng cá phải khom lưng cả ngày, mỗi lúc bước ra khỏi lò thì quần áo, đầu tóc luôn ám mùi tanh nồng của cá, mùi khét của khói. Mỗi ngày, họ được trả công 250.000 - 300.000 đồng. Công việc vất vả nhưng cho thu nhập ổn định nên đa số người dân đều bám nghề.
Cá sau khi nướng được vận chuyển bán lẻ tại các chợ và huyện lân cận.
Hầu hết các gia đình ở đây đã trải qua 3 - 4 đời làm nghề nướng cá. Tuy vất vả nhưng hầu như không ai bỏ nghề đã nuôi sống họ và cả gia đình suốt nhiều năm nay.