Bảo tàng Dân tộc học vừa được trang web TripAdvisor chuyên về đánh giá chất lượng điểm đến du lịch có uy tín lớn trên thế giới trao Chứng chỉ xuất sắc. Với số điểm 4,5 (thang điểm cao nhất là 5), Bảo tàng Dân tộc học được xếp là một trong những điểm đến thăm quan hấp dẫn du khách nhất tại Hà Nội. Đây là lần thứ 3 liên tiếp bảo tàng nhận chứng chỉ này. Nằm trên khu đất rộng 3 ha, Bảo tàng Dân tộc học được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, bảo tàng đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học trong và ngoài nước. Không gian của bảo tàng gồm 2 khu chính là khu trưng bày trong nhà và khu trưng bày ngoài trời. Khu trưng bày trong nhà là tòa nhà 2 tầng với lối kiến trúc độc đáo cùng tông màu trắng chủ đạo, được chia làm 9 phần: giới thiệu chung; giới thiệu dân tộc Kinh; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai; các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo; các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer; giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc. Cầu thang dẫn lên tầng 2 được cách điệu mềm mại, tăng tính thẩm mỹ cho khu trưng bày. Khu vực ban công cũng được thiết kế đầy tính chấm phá và thơ mộng. Căn nhà sàn của người Thái Đen đặt trong khu trưng bày. Căn nhà được thiết kế theo hình mai rùa với các chi tiết đặc trưng như: cửa sổ, lan can, mái nhà và khau cút. Trang trí trên đầu nóc nhà là khau cút hình hoa sen.Nổi bật trong khuôn viên bảo tàng là Bảo tàng Đông Nam Á được đưa vào sử dụng từ ngày 30/11/2013. Đây là tòa nhà được kiến trúc theo hình cánh diều với 4 tầng, trong đó, tầng 1 trưng bày về văn hóa Đông Nam Á, tầng 2 dành cho những bộ sưu tập mà các nhà nghiên cứu văn hóa hiến tặng, tầng 3 tổ chức các triển lãm chuyên đề, tầng 4 dành cho du khách khám phá văn hóa Đông Nam Á bằng tư liệu nghe nhìn. Khu vực trưng bày ngoài trời giới thiệu tới du khách phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Trong ảnh là ngôi nhà của người Chăm với kiểu kiến trúc nhiều kèo cột liên kết với nhau. Nhà dài của người Ê-đê là công trình kiến trúc độc đáo, là nơi sinh hoạt chung của đại gia đình nhiều thế hệ. Đây là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà làm theo hướng Bắc - Nam, mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên. Một công trình độc đáo khác trong khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng là nhà rông của người Ba Na. Ngôi nhà được 29 người thợ Ba Na tạo dựng từ năm 2003 với cấu trúc y nguyên nhà rông ở làng Kon Rbàng, xã Vinh Quang, TP Kon Tum. Ngôi nhà có chiều cao 19 m, sàn gần 3 m với 8 cây cột gỗ có đường kính 60 cm và những cây xà dài 14-15 m không được nối. Khuôn viên nhà Việt trong bảo tàng gồm 3 ngôi nhà, có sân gạch, giếng nước và cổng... gợi nhớ tới những nét thân thuộc, dân dã của người Việt. Chiếc cổng dẫn vào khuôn viên nhà Việt được tạo bởi tre nứa và cây leo rất tươi xanh và nên thơ. Nhà mồ Gia Rai là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Tượng mồ được trang trí ở đây là tác phẩm điêu khắc độc đáo được làm bằng các loại gỗ tốt, độ bền cao. Thấp thoáng sau nhà mồ Cơ-Tu là những mái nhà của người H'Mông được phục dựng... ... với hàng rào bằng tre mộc mạc nhưng thẩm mỹ. Nhà đất trình tường của người Hà Nhì luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m2...Những con đường rợp bóng cây, mát mẻ trong khuôn viên bảo tàng. Giữa phố phường ồn ã của Thủ đô, Bảo tàng Dân tộc học với không gian rộng rãi, không chỉ là nơi tham quan của khách du lịch mà còn là nơi thư giãn, khám phá về nét độc đáo của các dân tộc Việt Nam của người dân Thủ đô.
Bảo tàng Dân tộc học vừa được trang web TripAdvisor chuyên về đánh giá chất lượng điểm đến du lịch có uy tín lớn trên thế giới trao Chứng chỉ xuất sắc. Với số điểm 4,5 (thang điểm cao nhất là 5), Bảo tàng Dân tộc học được xếp là một trong những điểm đến thăm quan hấp dẫn du khách nhất tại Hà Nội. Đây là lần thứ 3 liên tiếp bảo tàng nhận chứng chỉ này.
Nằm trên khu đất rộng 3 ha, Bảo tàng Dân tộc học được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, bảo tàng đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học trong và ngoài nước. Không gian của bảo tàng gồm 2 khu chính là khu trưng bày trong nhà và khu trưng bày ngoài trời.
Khu trưng bày trong nhà là tòa nhà 2 tầng với lối kiến trúc độc đáo cùng tông màu trắng chủ đạo, được chia làm 9 phần: giới thiệu chung; giới thiệu dân tộc Kinh; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai; các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo; các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer; giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
Cầu thang dẫn lên tầng 2 được cách điệu mềm mại, tăng tính thẩm mỹ cho khu trưng bày.
Khu vực ban công cũng được thiết kế đầy tính chấm phá và thơ mộng.
Căn nhà sàn của người Thái Đen đặt trong khu trưng bày. Căn nhà được thiết kế theo hình mai rùa với các chi tiết đặc trưng như: cửa sổ, lan can, mái nhà và khau cút. Trang trí trên đầu nóc nhà là khau cút hình hoa sen.
Nổi bật trong khuôn viên bảo tàng là Bảo tàng Đông Nam Á được đưa vào sử dụng từ ngày 30/11/2013. Đây là tòa nhà được kiến trúc theo hình cánh diều với 4 tầng, trong đó, tầng 1 trưng bày về văn hóa Đông Nam Á, tầng 2 dành cho những bộ sưu tập mà các nhà nghiên cứu văn hóa hiến tặng, tầng 3 tổ chức các triển lãm chuyên đề, tầng 4 dành cho du khách khám phá văn hóa Đông Nam Á bằng tư liệu nghe nhìn.
Khu vực trưng bày ngoài trời giới thiệu tới du khách phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Trong ảnh là ngôi nhà của người Chăm với kiểu kiến trúc nhiều kèo cột liên kết với nhau.
Nhà dài của người Ê-đê là công trình kiến trúc độc đáo, là nơi sinh hoạt chung của đại gia đình nhiều thế hệ. Đây là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà làm theo hướng Bắc - Nam, mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên.
Một công trình độc đáo khác trong khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng là nhà rông của người Ba Na. Ngôi nhà được 29 người thợ Ba Na tạo dựng từ năm 2003 với cấu trúc y nguyên nhà rông ở làng Kon Rbàng, xã Vinh Quang, TP Kon Tum. Ngôi nhà có chiều cao 19 m, sàn gần 3 m với 8 cây cột gỗ có đường kính 60 cm và những cây xà dài 14-15 m không được nối.
Khuôn viên nhà Việt trong bảo tàng gồm 3 ngôi nhà, có sân gạch, giếng nước và cổng... gợi nhớ tới những nét thân thuộc, dân dã của người Việt.
Chiếc cổng dẫn vào khuôn viên nhà Việt được tạo bởi tre nứa và cây leo rất tươi xanh và nên thơ.
Nhà mồ Gia Rai là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Tượng mồ được trang trí ở đây là tác phẩm điêu khắc độc đáo được làm bằng các loại gỗ tốt, độ bền cao.
Thấp thoáng sau nhà mồ Cơ-Tu là những mái nhà của người H'Mông được phục dựng...
... với hàng rào bằng tre mộc mạc nhưng thẩm mỹ.
Nhà đất trình tường của người Hà Nhì luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m2...
Những con đường rợp bóng cây, mát mẻ trong khuôn viên bảo tàng.
Giữa phố phường ồn ã của Thủ đô, Bảo tàng Dân tộc học với không gian rộng rãi, không chỉ là nơi tham quan của khách du lịch mà còn là nơi thư giãn, khám phá về nét độc đáo của các dân tộc Việt Nam của người dân Thủ đô.