“Cây dừa Phú quý có lá xanh ngả vàng, còn trái thì có hình tròn, vỏ vàng son trông rất đẹp mắt. Tết này tôi bán được với giá 50.000 đồng/trái, còn Tết năm trước nữa thì khoảng 25.000 đồng/trái. Người dân mua về để chưng như những loại trái cây khác trong ngũ quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Có người còn đem xe du lịch đến, mua và chở cả buồng lên TP.HCM tặng bạn bè, người thân” – anh Tâm thông tin.Dừa Phú Quý được “sinh ra” do thụ phấn chéo ngẫu nhiên giữa hai loại dừa bố mẹ khác nhau (chưa rõ loại dừa nào) và do số lượng cây được trồng ở gần nhau rất ít nên người dân không thể nhân giống theo cách truyền thống. “Nếu nhân giống theo cách truyền thống (thụ phấn chéo) thì không được. Bởi hiện nay nơi đây rất hiếm thấy loại dừa này, có cũng chỉ là 1 hoặc 2 cây ở xa nhau” – anh Tâm nói.Loại dừa đặc biệt này có vỏ mỏng, nước nhiều gấp 2,5 lần so với những loại dừa bình thường khác. Trong ảnh, dừa Phú Quý vỏ mỏng bên dưới, dừa xiêm xanh – loại dừa thường thấy ở vùng ĐSBCL bên trên.Loại dừa Phú Quý rất dễ trồng ở vùng đất Bến Tre nên chi phí đầu tư ít. Sau khi trồng khoảng 2,5-3 năm, dừa Phú Quý sẽ cho trái say. Một cây có thể có từ 2-3 buồng dừa (khoảng 7-10 trái/buồng), bình quân gần 1 tháng thu hoạch 1 lần.Anh Tâm cho biết, bản thân rất đam mê tìm hiểu về các loại dừa nên trong một lần đi mua dừa giống về trồng, anh đã phát hiện có 3 cây có lá màu vàng lạ nên đem về trồng. Đến nay, 3 cây này được anh chăm sóc đặc biệt cẩn thận.Nhiều người dân hy vọng, các cơ quan chức năng vào cuộc, nhân rộng dừa Phú Quý. Loại dừa này có thể giúp địa phương phát triển ngành dừa, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.
“Cây dừa Phú quý có lá xanh ngả vàng, còn trái thì có hình tròn, vỏ vàng son trông rất đẹp mắt. Tết này tôi bán được với giá 50.000 đồng/trái, còn Tết năm trước nữa thì khoảng 25.000 đồng/trái. Người dân mua về để chưng như những loại trái cây khác trong ngũ quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Có người còn đem xe du lịch đến, mua và chở cả buồng lên TP.HCM tặng bạn bè, người thân” – anh Tâm thông tin.
Dừa Phú Quý được “sinh ra” do thụ phấn chéo ngẫu nhiên giữa hai loại dừa bố mẹ khác nhau (chưa rõ loại dừa nào) và do số lượng cây được trồng ở gần nhau rất ít nên người dân không thể nhân giống theo cách truyền thống. “Nếu nhân giống theo cách truyền thống (thụ phấn chéo) thì không được. Bởi hiện nay nơi đây rất hiếm thấy loại dừa này, có cũng chỉ là 1 hoặc 2 cây ở xa nhau” – anh Tâm nói.
Loại dừa đặc biệt này có vỏ mỏng, nước nhiều gấp 2,5 lần so với những loại dừa bình thường khác. Trong ảnh, dừa Phú Quý vỏ mỏng bên dưới, dừa xiêm xanh – loại dừa thường thấy ở vùng ĐSBCL bên trên.
Loại dừa Phú Quý rất dễ trồng ở vùng đất Bến Tre nên chi phí đầu tư ít. Sau khi trồng khoảng 2,5-3 năm, dừa Phú Quý sẽ cho trái say. Một cây có thể có từ 2-3 buồng dừa (khoảng 7-10 trái/buồng), bình quân gần 1 tháng thu hoạch 1 lần.
Anh Tâm cho biết, bản thân rất đam mê tìm hiểu về các loại dừa nên trong một lần đi mua dừa giống về trồng, anh đã phát hiện có 3 cây có lá màu vàng lạ nên đem về trồng. Đến nay, 3 cây này được anh chăm sóc đặc biệt cẩn thận.
Nhiều người dân hy vọng, các cơ quan chức năng vào cuộc, nhân rộng dừa Phú Quý. Loại dừa này có thể giúp địa phương phát triển ngành dừa, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.