Là một người mẹ trẻ, chị Kim Anh vô cùng lo lắng trước thực trạng thực phẩm bẩn. Vì thế, ngay từ khi mang thai, chị Kim Anh đã ấp ủ sẽ trồng rau sạch cho con gái ăn dặm. Sau khi sinh được hơn 3 tháng 10 ngày, khi hết cữ cũng là lúc chị “rục rịch” triển khai kế hoạch của mình. Chị ra chợ mua 20 thùng xốp về để bắt đầu trồng rau mong kịp cho con ăn rau sạch từ tháng thứ 6.Chị cho biết, thời gian đầu trồng rau, khó khăn mà chị vấp phải không thể đếm hết. Kinh nghiệm của chị không có nên khi trồng rất vất vả. Chị Kim Anh mong rau trồng nhanh thu hoạch, phát triển tươi tốt nên đã tưới phân bón quá nhiều. Cây bị sốc phân rồi chết. Vấn đề sâu bệnh hại cây cũng khiến chị đau đầu khi không biết cách diệt trừ, sâu bệnh lây lan mất kiểm soát. Hơn nữa, chị lại chưa có kinh nghiệm chọn giống phù hợp với thời tiết nên năng suất thấp.Chị làm giàn nhỏ trồng bầu, bí.Giàn bầu trĩu trịt quả.Khu vườn rau sạch hiện tại của chị rộng 85m2, đủ để chị thỏa sức cho niềm đam mê của mình. Khu vườn ấy có đủ các loại rau.Mục tiêu ban đầu chỉ cần đủ rau cho con ăn dặm. Nhưng càng trồng lại càng thích thú nên chị mở rộng khu vườn, để trồng rau cho cả gia đình thưởng thức.Vườn với diện tích rộng, là nơi chị trồng đủ các loại rau quả như mồng tơi, cải cúc, chùm ngây, rau muống, cà chua, hẹ, bầu, bí đỏ, bí xanh, cà tím… Hiện tại, chị còn trồng thêm dưa hấu, dưa lê, dưa lưới và dưa chuột.Chị Kim Anh cho biết, sau những lần thất bại ban đầu, rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây. Khu vườn hiện tại đã được phủ một màu xanh tươi. Chủ nhân của khu vườn cũng đã vô cùng tự tin với những kinh nghiệm chăm sóc cây cối của mình.Chị Kim Anh cho biết, với các loại cây leo hay cây dài ngày như cà chua thì việc lựa chọn giống rất quan trọng bởi chúng mất vài tháng mới cho quả. Nếu lựa chọn giống tốt thì cây sẽ cho nhiều trái.Thu hoạch rau.Chị Kim Anh cũng lưu ý thêm, đất trồng rau phải giàu dưỡng chất để cây phát triển khỏe mạnh. Chị thường trộn đất với phân bò, phân trùn quế, trấu hun, trấu tươi để đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.Với các cây leo như bầu, bí, mướp, chị Kim Anh khuyên, khi cây lớn khoảng 1 gang tay, hàng tuần nên tưới 1 lần NPK và 2 lần phân cá để thúc cây leo giàn. Khi cây ra hoa tiếp tục tưới 1 lần kali để tăng khả năng đạu quả cho cây.Riêng cà chua thì chị Kim Anh bót lót thêm vỏ trứng cho cây vì cà chua cần nhiều canxi để cho ra quả. Với rau ăn lá, chị tuyệt đối không dùng phân hoá học mà chỉ dùng phân hữu cơ, tưới thêm phân cá hoặc nước gạo để cây lớn khoẻ.Cà chua sai trĩu quả.Để phòng trừ sâu bệnh, chị Kim Anh thường dùng thuốc tự chế từ gừng, tỏi, ớt, thuốc lào hoặc bắt trực tiếp. Để hạn chế sâu bệnh, chị thường làm đất kỹ, phơi một thời gian sau khi thu hoạch xong mới bắt đầu trồng vụ mới.
Là một người mẹ trẻ, chị Kim Anh vô cùng lo lắng trước thực trạng thực phẩm bẩn. Vì thế, ngay từ khi mang thai, chị Kim Anh đã ấp ủ sẽ trồng rau sạch cho con gái ăn dặm. Sau khi sinh được hơn 3 tháng 10 ngày, khi hết cữ cũng là lúc chị “rục rịch” triển khai kế hoạch của mình. Chị ra chợ mua 20 thùng xốp về để bắt đầu trồng rau mong kịp cho con ăn rau sạch từ tháng thứ 6.
Chị cho biết, thời gian đầu trồng rau, khó khăn mà chị vấp phải không thể đếm hết. Kinh nghiệm của chị không có nên khi trồng rất vất vả. Chị Kim Anh mong rau trồng nhanh thu hoạch, phát triển tươi tốt nên đã tưới phân bón quá nhiều. Cây bị sốc phân rồi chết. Vấn đề sâu bệnh hại cây cũng khiến chị đau đầu khi không biết cách diệt trừ, sâu bệnh lây lan mất kiểm soát. Hơn nữa, chị lại chưa có kinh nghiệm chọn giống phù hợp với thời tiết nên năng suất thấp.
Chị làm giàn nhỏ trồng bầu, bí.
Giàn bầu trĩu trịt quả.
Khu vườn rau sạch hiện tại của chị rộng 85m2, đủ để chị thỏa sức cho niềm đam mê của mình. Khu vườn ấy có đủ các loại rau.
Mục tiêu ban đầu chỉ cần đủ rau cho con ăn dặm. Nhưng càng trồng lại càng thích thú nên chị mở rộng khu vườn, để trồng rau cho cả gia đình thưởng thức.
Vườn với diện tích rộng, là nơi chị trồng đủ các loại rau quả như mồng tơi, cải cúc, chùm ngây, rau muống, cà chua, hẹ, bầu, bí đỏ, bí xanh, cà tím… Hiện tại, chị còn trồng thêm dưa hấu, dưa lê, dưa lưới và dưa chuột.
Chị Kim Anh cho biết, sau những lần thất bại ban đầu, rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây. Khu vườn hiện tại đã được phủ một màu xanh tươi. Chủ nhân của khu vườn cũng đã vô cùng tự tin với những kinh nghiệm chăm sóc cây cối của mình.
Chị Kim Anh cho biết, với các loại cây leo hay cây dài ngày như cà chua thì việc lựa chọn giống rất quan trọng bởi chúng mất vài tháng mới cho quả. Nếu lựa chọn giống tốt thì cây sẽ cho nhiều trái.
Thu hoạch rau.
Chị Kim Anh cũng lưu ý thêm, đất trồng rau phải giàu dưỡng chất để cây phát triển khỏe mạnh. Chị thường trộn đất với phân bò, phân trùn quế, trấu hun, trấu tươi để đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Với các cây leo như bầu, bí, mướp, chị Kim Anh khuyên, khi cây lớn khoảng 1 gang tay, hàng tuần nên tưới 1 lần NPK và 2 lần phân cá để thúc cây leo giàn. Khi cây ra hoa tiếp tục tưới 1 lần kali để tăng khả năng đạu quả cho cây.
Riêng cà chua thì chị Kim Anh bót lót thêm vỏ trứng cho cây vì cà chua cần nhiều canxi để cho ra quả. Với rau ăn lá, chị tuyệt đối không dùng phân hoá học mà chỉ dùng phân hữu cơ, tưới thêm phân cá hoặc nước gạo để cây lớn khoẻ.
Cà chua sai trĩu quả.
Để phòng trừ sâu bệnh, chị Kim Anh thường dùng thuốc tự chế từ gừng, tỏi, ớt, thuốc lào hoặc bắt trực tiếp. Để hạn chế sâu bệnh, chị thường làm đất kỹ, phơi một thời gian sau khi thu hoạch xong mới bắt đầu trồng vụ mới.