1. Nước ngọt - Đề xuất áp thuế từ 10-20%
Bộ Tài chính vừa thông báo về đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó sẽ áp dụng hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều mặt hàng như nước ngọt... Ảnh: Internet.Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm tới 25% dân số. Với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% vào năm 2000 lên 5,3% vào năm 2015. Việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì, trong khi đây là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim… Ảnh minh họa: Internet.Theo Bộ Tài chính, nhiều nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước ngọt. Ví dụ, tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440 cc, nước ngọt có ga ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440 cc. Lào hiện cũng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt khoảng 5-10%. Campuchia áp thuế với nước ngọt là 10%. Ảnh minh họa: Internet.Đại diện Bộ Tài chính còn cho biết, 3 nước ASEAN cũng đang xem xét áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt là Myanmar (dự kiến thu thuế 5%), Philippines (dự kiến thu 10 peso/lít), Indonesia (dự kiến thu 3.000 rupiah/lít). Các nước châu Âu có mức thuế còn cao hơn. Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, Pháp áp thuế với mức tuyệt đối là 0,72 Euro/lít, Phần Lan thu 0,075 Euro/lít nước ngọt, Hungary quy định mức thuế 0,04 Euro/1 chai hoặc 1 lon nước, Hà Lan thu 0,09 USD/lít… Ảnh: Internet.Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu tiêu thụ đặc biệt bao gồm các loại nước ngọt có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt. Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ hai phương án, một là áp mức thuế 10% từ năm 2019, hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Ảnh: Internet. 2. Thuốc lá - Có thể áp thêm thuế suất tuyệt đối
Với mặt hàng thuốc lá, Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam đang nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. "Tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam cao theo đánh giá có nhiều nguyên nhân trong đó có giá bán lẻ thuốc lá còn thấp, thanh thiếu niên dễ tiếp cận. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ ở mức hơn 48%, thấp hơn nhiều các nước như Brunei là 81%, Thái Lan 70%, Singapore là 69%, Malaysia là 57%", báo cáo nêu. Ảnh: Internet.Với lý do hạn chế tiếp cận thuốc lá, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án áp thuế. Phương án thứ nhất, áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp (cả thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo lộ trình, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ năm 2016 là 70%, từ năm 2019 là 75%. Ảnh: Internet.Như vậy, phương án này sẽ gồm thuế theo tỷ lệ như lộ trình và thu thêm mức tuyệt đối từ 1.000 đồng/bao 20 điếu và 1.500 đồng/điếu xì gà. Quy định này được đề nghị áp dụng từ năm 2020. Phương án hai là tăng thuế suất theo lộ trình, từ năm 2020, mức thuế sẽ tăng từ 75% lên 80%. Từ năm 2021, mức thuế sẽ tăng lên 85%. Ảnh: Alouc.com.Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, phương thức kết hợp thuế suất theo tỷ lệ và thuế tuyệt đối được nhiều nước phát triển áp dụng (khoảng 48 nước), nên đề xuất chọn phương án 1. Ảnh: 24h.3. Xe bán tải - đề xuất tăng thuế từ 15% lên 33%
Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, qua nghiên cứu, Bộ Tài chính thấy rằng các nước trong khu vực thường áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe bán tải thấp hơn mức thuế suất đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ. Ảnh: Internet.Do vậy, để đảm bảo đúng mục đích sử dụng xe, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt xe bán tải bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Ảnh: Zing.Hiện xe bán tải chủ yếu có dung tích từ 2000cm3 - 3.000cm3. Vì thế, nếu thuế suất xe 9 chỗ là 55% thì thuế suất của xe bán tải là 33%. Ảnh: trucktrend.com. 4. Giải thưởng xổ số
Theo Bộ Tài chính, căn cứ vào quy định hiện tại của Luật Thuế TNCN thì thu nhập từ trúng thưởng sẽ áp dụng thuế suất toàn phần 10% cho phần giá trị trúng thưởng vượt trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện loại hình trả thưởng của xổ số Vietlott đã có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nên tính toán lại mức thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng để phù hợp với hình thức xổ số Vietlott bởi mức đóng thuế ở Việt Nam quá ít so với người trúng số độc đắc ở Mỹ. Ảnh: báo Tổ Quốc.Do đó, Bộ Tài chính đề xuất cho sửa thuế suất với thu nhập từ trúng thưởng như sau: Đối với giải thưởng dưới 5 tỷ đồng, Bộ Tài chính đề xuất nộp thuế 10%; với giải thưởng trên 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng, đề xuất nộp thuế 20% và Bộ Tài chính đề xuất nộp thuế 30% đối với giải thưởng từ 10 tỷ đồng trở lên. Ảnh: Giao thông.
1. Nước ngọt - Đề xuất áp thuế từ 10-20%
Bộ Tài chính vừa thông báo về đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó sẽ áp dụng hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều mặt hàng như nước ngọt... Ảnh: Internet.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm tới 25% dân số. Với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% vào năm 2000 lên 5,3% vào năm 2015. Việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì, trong khi đây là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim… Ảnh minh họa: Internet.
Theo Bộ Tài chính, nhiều nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước ngọt. Ví dụ, tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440 cc, nước ngọt có ga ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440 cc. Lào hiện cũng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt khoảng 5-10%. Campuchia áp thuế với nước ngọt là 10%. Ảnh minh họa: Internet.
Đại diện Bộ Tài chính còn cho biết, 3 nước ASEAN cũng đang xem xét áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt là Myanmar (dự kiến thu thuế 5%), Philippines (dự kiến thu 10 peso/lít), Indonesia (dự kiến thu 3.000 rupiah/lít). Các nước châu Âu có mức thuế còn cao hơn. Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, Pháp áp thuế với mức tuyệt đối là 0,72 Euro/lít, Phần Lan thu 0,075 Euro/lít nước ngọt, Hungary quy định mức thuế 0,04 Euro/1 chai hoặc 1 lon nước, Hà Lan thu 0,09 USD/lít… Ảnh: Internet.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu tiêu thụ đặc biệt bao gồm các loại nước ngọt có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt. Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ hai phương án, một là áp mức thuế 10% từ năm 2019, hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Ảnh: Internet.
2. Thuốc lá - Có thể áp thêm thuế suất tuyệt đối
Với mặt hàng thuốc lá, Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam đang nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. "Tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam cao theo đánh giá có nhiều nguyên nhân trong đó có giá bán lẻ thuốc lá còn thấp, thanh thiếu niên dễ tiếp cận. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ ở mức hơn 48%, thấp hơn nhiều các nước như Brunei là 81%, Thái Lan 70%, Singapore là 69%, Malaysia là 57%", báo cáo nêu. Ảnh: Internet.
Với lý do hạn chế tiếp cận thuốc lá, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án áp thuế. Phương án thứ nhất, áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp (cả thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo lộ trình, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ năm 2016 là 70%, từ năm 2019 là 75%. Ảnh: Internet.
Như vậy, phương án này sẽ gồm thuế theo tỷ lệ như lộ trình và thu thêm mức tuyệt đối từ 1.000 đồng/bao 20 điếu và 1.500 đồng/điếu xì gà. Quy định này được đề nghị áp dụng từ năm 2020. Phương án hai là tăng thuế suất theo lộ trình, từ năm 2020, mức thuế sẽ tăng từ 75% lên 80%. Từ năm 2021, mức thuế sẽ tăng lên 85%. Ảnh: Alouc.com.
Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, phương thức kết hợp thuế suất theo tỷ lệ và thuế tuyệt đối được nhiều nước phát triển áp dụng (khoảng 48 nước), nên đề xuất chọn phương án 1. Ảnh: 24h.
3. Xe bán tải - đề xuất tăng thuế từ 15% lên 33%
Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, qua nghiên cứu, Bộ Tài chính thấy rằng các nước trong khu vực thường áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe bán tải thấp hơn mức thuế suất đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ. Ảnh: Internet.
Do vậy, để đảm bảo đúng mục đích sử dụng xe, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt xe bán tải bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Ảnh: Zing.
Hiện xe bán tải chủ yếu có dung tích từ 2000cm3 - 3.000cm3. Vì thế, nếu thuế suất xe 9 chỗ là 55% thì thuế suất của xe bán tải là 33%. Ảnh: trucktrend.com.
4. Giải thưởng xổ số
Theo Bộ Tài chính, căn cứ vào quy định hiện tại của Luật Thuế TNCN thì thu nhập từ trúng thưởng sẽ áp dụng thuế suất toàn phần 10% cho phần giá trị trúng thưởng vượt trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện loại hình trả thưởng của xổ số Vietlott đã có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan quản lý nên tính toán lại mức thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng để phù hợp với hình thức xổ số Vietlott bởi mức đóng thuế ở Việt Nam quá ít so với người trúng số độc đắc ở Mỹ. Ảnh: báo Tổ Quốc.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất cho sửa thuế suất với thu nhập từ trúng thưởng như sau: Đối với giải thưởng dưới 5 tỷ đồng, Bộ Tài chính đề xuất nộp thuế 10%; với giải thưởng trên 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng, đề xuất nộp thuế 20% và Bộ Tài chính đề xuất nộp thuế 30% đối với giải thưởng từ 10 tỷ đồng trở lên. Ảnh: Giao thông.