Dầu cù là, hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là cao Sao Vàng có giá chỉ khoảng vài nghìn đồng/hộp ở Việt Nam. Nhưng trên các website nước ngoài như Amazon, sản phẩm này lại được chào bán với giá từ 2- 9,9 USD/hộp (46.000 – 230.000 đồng).Nón lá – “đặc sản” quốc hồn quốc túy của Việt Nam có giá cực kỳ bình dân ở quê nhà, chỉ từ 35.000 đồng trở lên. Nhưng trên website nước ngoài, nón lá lại “đội giá” lên tới 21 USD/cái (489.000 đồng).Vải thiều ở Việt Nam hiện có giá từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, cao gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng mức giá này chưa là gì khi vải thiều được đưa ra nước ngoài. Ở Nhật Bản, một hộp vải 12 quả có giá lên tới 400.000 đồng.Chổi đót – vật dụng đa chức năng quen thuộc trong mọi gia đình Việt thường có giá bán chỉ từ 27.000 đồng. Nhưng trên website bán hàng nước ngoài, sản phẩm này được chào bán với giá không tưởng: 20 USD/chiếc (466.000 đồng).Lá tía tô ở Việt Nam có giá rẻ như cho, nhưng sang tới Nhật Bản, chúng có giá lên tới 500 – 700 đồng cho một lá.Quả tầm bóp ở Việt Nam chỉ là quả dại, nhưng cũng giống như “đồng hương” lá tía tô, mặt hàng này đã đội giá lên gấp nhiều lần khi sang tới Nhật Bản. 1kg tầm bóp có giá bán khoảng 700.000 đồng.Dường như Nhật Bản là “miền đất hứa” của hàng Việt Nam khi hạt mít cũng trở thành mặt hàng đắt đỏ tại thị trường này. Một kg hạt mít ở xứ sở hoa anh đào có giá lên tới 200.000 đồng.Kẹo lạc – thứ quà vặt rẻ tiền tại Việt Nam sau khi sang Nhật Bản cũng đổi đời nhanh chóng. Trên một trang web tại Nhật Bản, một gói kẹo lạc có giá khoảng 800.000 đồng, trong khi giá bán của nó ở Việt Nam chỉ có vài chục nghìn đồng mà thôi.Ở Việt Nam, dế là món ăn quen thuộc thường xuất hiện trên các bàn nhậu. Chúng có giá khoảng 200.000 đồng/kg. Còn ở Trung Quốc, có những con dế được bán với giá 1.000 NDT, tương đương 3,4 triệu đồng.Ở Việt Nam, lá chanh có giá rẻ như cho. Nhưng Việt kiều ở nước ngoài lại phải mua lá chanh với giá khá đắt, khoảng 6,35 triệu đồng/kg.
Dầu cù là, hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là cao Sao Vàng có giá chỉ khoảng vài nghìn đồng/hộp ở Việt Nam. Nhưng trên các website nước ngoài như Amazon, sản phẩm này lại được chào bán với giá từ 2- 9,9 USD/hộp (46.000 – 230.000 đồng).
Nón lá – “đặc sản” quốc hồn quốc túy của Việt Nam có giá cực kỳ bình dân ở quê nhà, chỉ từ 35.000 đồng trở lên. Nhưng trên website nước ngoài, nón lá lại “đội giá” lên tới 21 USD/cái (489.000 đồng).
Vải thiều ở Việt Nam hiện có giá từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, cao gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng mức giá này chưa là gì khi vải thiều được đưa ra nước ngoài. Ở Nhật Bản, một hộp vải 12 quả có giá lên tới 400.000 đồng.
Chổi đót – vật dụng đa chức năng quen thuộc trong mọi gia đình Việt thường có giá bán chỉ từ 27.000 đồng. Nhưng trên website bán hàng nước ngoài, sản phẩm này được chào bán với giá không tưởng: 20 USD/chiếc (466.000 đồng).
Lá tía tô ở Việt Nam có giá rẻ như cho, nhưng sang tới Nhật Bản, chúng có giá lên tới 500 – 700 đồng cho một lá.
Quả tầm bóp ở Việt Nam chỉ là quả dại, nhưng cũng giống như “đồng hương” lá tía tô, mặt hàng này đã đội giá lên gấp nhiều lần khi sang tới Nhật Bản. 1kg tầm bóp có giá bán khoảng 700.000 đồng.
Dường như Nhật Bản là “miền đất hứa” của hàng Việt Nam khi hạt mít cũng trở thành mặt hàng đắt đỏ tại thị trường này. Một kg hạt mít ở xứ sở hoa anh đào có giá lên tới 200.000 đồng.
Kẹo lạc – thứ quà vặt rẻ tiền tại Việt Nam sau khi sang Nhật Bản cũng đổi đời nhanh chóng. Trên một trang web tại Nhật Bản, một gói kẹo lạc có giá khoảng 800.000 đồng, trong khi giá bán của nó ở Việt Nam chỉ có vài chục nghìn đồng mà thôi.
Ở Việt Nam, dế là món ăn quen thuộc thường xuất hiện trên các bàn nhậu. Chúng có giá khoảng 200.000 đồng/kg. Còn ở Trung Quốc, có những con dế được bán với giá 1.000 NDT, tương đương 3,4 triệu đồng.
Ở Việt Nam, lá chanh có giá rẻ như cho. Nhưng Việt kiều ở nước ngoài lại phải mua lá chanh với giá khá đắt, khoảng 6,35 triệu đồng/kg.