Loài côn trùng "vật vờ" hay còn gọi là con vờ, sống ở nơi đất thịt dưới đáy sông Hồng. Khoảng tháng 2 đến tháng 4 (Âm lịch) hàng năm, vào sáng sớm loài côn trùng này ngoi lên mặt nước đẻ trứng trở thành ấu trùng rồi chìm xuống nước để rồi 1 năm sau thế hệ kế tiếp lại làm nhiệm vụ tương tự như một chu kỳ.Sau khi lột xác chúng bay lượn vài giờ rồi chết. Vòng đời của chúng vỏn vẹn chỉ qua hai lần lột xác, kéo dài chừng 1 tiếng. Lần đầu là ấu trùng dưới đất ngoi lên mặt nước lột xác thành con vờ, bay vật vờ khoảng 15 phút rồi lại tiếp tục lột xác. Từ món ăn bình dị của những gia đình ven sông, đến nay, vờ đã trở thành đặc sản được nhiều người tìm mua. Với những người dân ở ven sông Hồng, "săn" vờ không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là thú vui của người dân nơi đây.Con vờ ngon và béo nhất là khoảng thời gian 2 tuần tính từ giữa tháng 2 âm lịch. Từ đầu tháng 3 âm lịch, vờ gầy hơn do vào gần cuối vụ. Vì thế, những ngày này người dân làm nghề đánh bắt cá dọc sông Hồng lại hối hả vào mùa săn con "vật vờ" - đặc sản ít người biết đến.Do số lượng đánh bắt ít nên giá của vờ khá cao, dao động từ 200.000 – 400.000đồng/kg.Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc thu hoạch vờ, ông V. Nội (Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay: Để đánh bắt được chúng phải dậy sớm, thông thường sẽ xuất phát vào lúc 3 - 4 giờ sáng để chờ vờ bay lên. Vì là loài côn trùng có tuổi đời rất ngắn và chỉ xuất hiện khoảng 20 - 30 phút và không phải ngày nào cũng có nên thuyền chạy phải nhanh và phải thật nhanh tay mới vớt được nhiều.Trước đây, khi còn đánh bắt thô sơ và vờ còn nhiều, người bắt chỉ cần dùng vợt, đứng vợt ở ngay bờ sông cũng được số lượng lớn.Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, để đánh bắt hiệu quả hơn, các ngư dân đã nghĩ cách chế ra bộ đánh bắt chuyên dụng gồm tấm lưới cỡ lớn đặt ở phía trước mũi thuyền dùng cho săn bắt vờ. Vào dịp này, vờ xuất hiện nhiều hơn, có khi thu hoạch lên đến 10kg/buổi. ông V. Nội cho biết thêm.Ngày nay, vờ đã không còn nhiều như trước kia. Lý do trực tiếp là bởi sự biến đổi khí hậu, sông Hồng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, dòng lưu ngày càng cạn kiệt tác động trực tiếp đến môi trường sống của muôn loại phù du khiến cho những con vờ ngày càng vắng bóng.Tuy nhiên, với những người sinh sống gắn với dòng sông Hồng, những con vờ vẫn là một món quà của tự nhiên mang tặng mỗi năm.
Loài côn trùng "vật vờ" hay còn gọi là con vờ, sống ở nơi đất thịt dưới đáy sông Hồng. Khoảng tháng 2 đến tháng 4 (Âm lịch) hàng năm, vào sáng sớm loài côn trùng này ngoi lên mặt nước đẻ trứng trở thành ấu trùng rồi chìm xuống nước để rồi 1 năm sau thế hệ kế tiếp lại làm nhiệm vụ tương tự như một chu kỳ.
Sau khi lột xác chúng bay lượn vài giờ rồi chết. Vòng đời của chúng vỏn vẹn chỉ qua hai lần lột xác, kéo dài chừng 1 tiếng. Lần đầu là ấu trùng dưới đất ngoi lên mặt nước lột xác thành con vờ, bay vật vờ khoảng 15 phút rồi lại tiếp tục lột xác. Từ món ăn bình dị của những gia đình ven sông, đến nay, vờ đã trở thành đặc sản được nhiều người tìm mua. Với những người dân ở ven sông Hồng, "săn" vờ không chỉ là nguồn thu nhập mà còn là thú vui của người dân nơi đây.
Con vờ ngon và béo nhất là khoảng thời gian 2 tuần tính từ giữa tháng 2 âm lịch. Từ đầu tháng 3 âm lịch, vờ gầy hơn do vào gần cuối vụ. Vì thế, những ngày này người dân làm nghề đánh bắt cá dọc sông Hồng lại hối hả vào mùa săn con "vật vờ" - đặc sản ít người biết đến.
Do số lượng đánh bắt ít nên giá của vờ khá cao, dao động từ 200.000 – 400.000đồng/kg.
Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc thu hoạch vờ, ông V. Nội (Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay: Để đánh bắt được chúng phải dậy sớm, thông thường sẽ xuất phát vào lúc 3 - 4 giờ sáng để chờ vờ bay lên. Vì là loài côn trùng có tuổi đời rất ngắn và chỉ xuất hiện khoảng 20 - 30 phút và không phải ngày nào cũng có nên thuyền chạy phải nhanh và phải thật nhanh tay mới vớt được nhiều.
Trước đây, khi còn đánh bắt thô sơ và vờ còn nhiều, người bắt chỉ cần dùng vợt, đứng vợt ở ngay bờ sông cũng được số lượng lớn.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, để đánh bắt hiệu quả hơn, các ngư dân đã nghĩ cách chế ra bộ đánh bắt chuyên dụng gồm tấm lưới cỡ lớn đặt ở phía trước mũi thuyền dùng cho săn bắt vờ. Vào dịp này, vờ xuất hiện nhiều hơn, có khi thu hoạch lên đến 10kg/buổi. ông V. Nội cho biết thêm.
Ngày nay, vờ đã không còn nhiều như trước kia. Lý do trực tiếp là bởi sự biến đổi khí hậu, sông Hồng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, dòng lưu ngày càng cạn kiệt tác động trực tiếp đến môi trường sống của muôn loại phù du khiến cho những con vờ ngày càng vắng bóng.
Tuy nhiên, với những người sinh sống gắn với dòng sông Hồng, những con vờ vẫn là một món quà của tự nhiên mang tặng mỗi năm.