Cá chình từng là đặc sản tiến vua nổi tiếng.Loài cá này có khả năng thích ứng với sự biến động của độ mặn và nhiệt độ. Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt.Thức ăn của chúng là các loại động vật nhỏ: cá nhỏ, các động vật giáp xác (tôm nhỏ), giun nhiều tơ, mực, côn trùng sống ở tầng đáy, các loại sinh vật phù du và một số loại thực vật.Trong tự nhiên đã từng bắt được những con cá chình "khủng" có trọng lượng lên tới 15kg.Thịt cá chình ngọt, béo, thơm, không dai và rất tốt. Nó còn được gọi là loài cá "linh dược" vì rất tốt cho sức khoẻ của nam giới.Trên thị trường, cá chình được bán với giá lên tới 500.000 đồng/kg. Như vậy, một con cá chình nặng vài kg thì giá tiền có thể lên tới vài triệu đồng.Dù đắt đỏ nhưng nhiều người vẫn tìm mua về chế biến thành các món ăn ngon. Theo đông y và kinh nghiệm dân gian, thịt, xương, máu và mỡ cá chình đều là dược liệu, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, sát khuẩn.Hiện ở Việt Nam có nhiều tỉnh nuôi cá chình, nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Định…Ông Bảy Tú (ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) được gọi là "vua cá chình". Sau nhiều năm mày mò, ông có thu nhập nửa tỷ/năm nhờ mô hình nuôi cá chình.Đến nay, gia đình ông sở hữu 4 hồ nuôi cá chình mun rộng khoảng 20.000 m2. Ông nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, nặng từ 1-3 kg mới xuất bán cho các thương lái.Theo ông Tú, cá chình rất khó nuôi, vốn đầu tư lớn nên phải thực sự đam mê thì mới có thể thành công.
Cá chình từng là đặc sản tiến vua nổi tiếng.
Loài cá này có khả năng thích ứng với sự biến động của độ mặn và nhiệt độ. Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Thức ăn của chúng là các loại động vật nhỏ: cá nhỏ, các động vật giáp xác (tôm nhỏ), giun nhiều tơ, mực, côn trùng sống ở tầng đáy, các loại sinh vật phù du và một số loại thực vật.
Trong tự nhiên đã từng bắt được những con cá chình "khủng" có trọng lượng lên tới 15kg.
Thịt cá chình ngọt, béo, thơm, không dai và rất tốt. Nó còn được gọi là loài cá "linh dược" vì rất tốt cho sức khoẻ của nam giới.
Trên thị trường, cá chình được bán với giá lên tới 500.000 đồng/kg. Như vậy, một con cá chình nặng vài kg thì giá tiền có thể lên tới vài triệu đồng.
Dù đắt đỏ nhưng nhiều người vẫn tìm mua về chế biến thành các món ăn ngon. Theo đông y và kinh nghiệm dân gian, thịt, xương, máu và mỡ cá chình đều là dược liệu, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, sát khuẩn.
Hiện ở Việt Nam có nhiều tỉnh nuôi cá chình, nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Định…
Ông Bảy Tú (ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) được gọi là "vua cá chình". Sau nhiều năm mày mò, ông có thu nhập nửa tỷ/năm nhờ mô hình nuôi cá chình.
Đến nay, gia đình ông sở hữu 4 hồ nuôi cá chình mun rộng khoảng 20.000 m2. Ông nuôi từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, nặng từ 1-3 kg mới xuất bán cho các thương lái.
Theo ông Tú, cá chình rất khó nuôi, vốn đầu tư lớn nên phải thực sự đam mê thì mới có thể thành công.