Hoàng hôn buông xuống là thời điểm những ngư dân ở thôn Thai Dương Hạ Trung chuẩn bị dụng cụ “săn” mực cơm trên những chiếc thuyền. Mỗi đêm, có hàng chục chiếc thuyền lớn nhỏ lênh đênh trên biển. Mùa mực cơm thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng tám âm lịch.Chúng tôi theo thuyền của anh Phan Đức Hiền (41 tuổi) - một ngư dân đã 25 năm vươn khơi, gắn bó với nghề câu mực. Từ phá Tam Giang, thuyền vượt qua cửa biển Thuận An, hướng về biển với hành trình hơn 3 hải lý. “Nhiều lúc trong bờ trời quang mây tạnh nhưng ra tới nơi lại gặp dông lớn không câu được đành chấp nhận tay trắng quay về. Ba tui cũng là một ngư dân nhưng đã phải bỏ mạng trên biển vì bất ngờ gặp dông bão”, anh Hiền trầm tư.6h tối, thuyền đến nơi mực “cư ngụ”, anh Hiền thả neo, gác que chống để giữ thăng bằng. Khi trời tối hẳn, anh bắt đầu quấn dây điện vào bình ắc quy, 2 bảng đèn led được gắn chắc chắn trên mạn thuyền sáng rực. Nhìn trên mặt biển, hàng trăm đốm sáng quần tụ nhấp nháy trong đêm.Dụng cụ câu mực khá đơn giản gồm vợt và cần câu. Theo anh Hiền, có 2 cách để câu mực, là câu bằng thẻ hoặc bằng rường. Với loại cần câu bằng thẻ sẽ cột vào đó một miếng sắt, dọc dây câu là những thẻ (dải dây nhiều màu sặc sỡ) nằm cách nhau một khoảng 30cm để thu hút mực; cần câu bằng rường thì dây câu được nối với một chùm gồm 8 lưỡi sắt nhọn. Cần câu là một cần tre nhỏ, dai, phần đầu được gắn một miếng cao su khoét lỗ tròn để luồn dây câu qua và được cuộn vào ống cau.Anh Hiền một tay ném miếng sắt ra xa, tay còn lại thả dây từ ống cau cho miếng sắt chìm xuống dưới đáy biển, giật cần liên tục vài lần rồi lại nhanh chóng cuốn dây lên. Mực bị thu hút bởi các thẻ, lên tận mặt nước, ngư dân nhanh tay dùng chiếc vợt lớn xúc mực bỏ vào rổ xốp.Anh Hiền cho hay: “Độ sâu của biển ở những nơi câu mực khoảng 13 sải tay nên phần dây câu gắn các thẻ màu cũng bằng với độ dài đó, cứ thả đến thẻ cuối cùng tức là miếng sắt đã chạm xuống đáy, cứ câu như vậy cho đến giờ vào bờ”.Hơn 2 giờ sáng, anh Hiền vội vàng tháo rổ mực lên thuyền vè vẻ như thành quả đêm câu mực không như mong đợi. “Chừng này chắc chưa tới 200.000 đồng, có lẽ đêm ni không gặp may rồi”, anh ngậm ngùi. Câu thêm được một lúc nhưng không có mực, anh quyết định vào bờ sớm hơn mọi ngày.Trời chưa sáng nhưng nhiều thuyền đã cập bến, “chợ mực” nhộn nhịp kẻ mua người bán. “Mỗi cân mực khoảng 200 ngàn đồng, trừ chi phí cho một chuyến đi thì cũng vừa đủ tiền chợ đò”, chị Nguyễn Thị An, một người bán mực chia sẻ.Với ngư dân ở đây, còn nguồn hải sản là nối dài nhịp mưu sinh. Vì thế, những “ánh sao đêm” vẫn tỏa sáng trên vùng biển khi đến mùa mực cơm.
Hoàng hôn buông xuống là thời điểm những ngư dân ở thôn Thai Dương Hạ Trung chuẩn bị dụng cụ “săn” mực cơm trên những chiếc thuyền. Mỗi đêm, có hàng chục chiếc thuyền lớn nhỏ lênh đênh trên biển. Mùa mực cơm thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng tám âm lịch.
Chúng tôi theo thuyền của anh Phan Đức Hiền (41 tuổi) - một ngư dân đã 25 năm vươn khơi, gắn bó với nghề câu mực. Từ phá Tam Giang, thuyền vượt qua cửa biển Thuận An, hướng về biển với hành trình hơn 3 hải lý. “Nhiều lúc trong bờ trời quang mây tạnh nhưng ra tới nơi lại gặp dông lớn không câu được đành chấp nhận tay trắng quay về. Ba tui cũng là một ngư dân nhưng đã phải bỏ mạng trên biển vì bất ngờ gặp dông bão”, anh Hiền trầm tư.
6h tối, thuyền đến nơi mực “cư ngụ”, anh Hiền thả neo, gác que chống để giữ thăng bằng. Khi trời tối hẳn, anh bắt đầu quấn dây điện vào bình ắc quy, 2 bảng đèn led được gắn chắc chắn trên mạn thuyền sáng rực. Nhìn trên mặt biển, hàng trăm đốm sáng quần tụ nhấp nháy trong đêm.
Dụng cụ câu mực khá đơn giản gồm vợt và cần câu. Theo anh Hiền, có 2 cách để câu mực, là câu bằng thẻ hoặc bằng rường. Với loại cần câu bằng thẻ sẽ cột vào đó một miếng sắt, dọc dây câu là những thẻ (dải dây nhiều màu sặc sỡ) nằm cách nhau một khoảng 30cm để thu hút mực; cần câu bằng rường thì dây câu được nối với một chùm gồm 8 lưỡi sắt nhọn. Cần câu là một cần tre nhỏ, dai, phần đầu được gắn một miếng cao su khoét lỗ tròn để luồn dây câu qua và được cuộn vào ống cau.
Anh Hiền một tay ném miếng sắt ra xa, tay còn lại thả dây từ ống cau cho miếng sắt chìm xuống dưới đáy biển, giật cần liên tục vài lần rồi lại nhanh chóng cuốn dây lên. Mực bị thu hút bởi các thẻ, lên tận mặt nước, ngư dân nhanh tay dùng chiếc vợt lớn xúc mực bỏ vào rổ xốp.
Anh Hiền cho hay: “Độ sâu của biển ở những nơi câu mực khoảng 13 sải tay nên phần dây câu gắn các thẻ màu cũng bằng với độ dài đó, cứ thả đến thẻ cuối cùng tức là miếng sắt đã chạm xuống đáy, cứ câu như vậy cho đến giờ vào bờ”.
Hơn 2 giờ sáng, anh Hiền vội vàng tháo rổ mực lên thuyền vè vẻ như thành quả đêm câu mực không như mong đợi. “Chừng này chắc chưa tới 200.000 đồng, có lẽ đêm ni không gặp may rồi”, anh ngậm ngùi. Câu thêm được một lúc nhưng không có mực, anh quyết định vào bờ sớm hơn mọi ngày.
Trời chưa sáng nhưng nhiều thuyền đã cập bến, “chợ mực” nhộn nhịp kẻ mua người bán. “Mỗi cân mực khoảng 200 ngàn đồng, trừ chi phí cho một chuyến đi thì cũng vừa đủ tiền chợ đò”, chị Nguyễn Thị An, một người bán mực chia sẻ.
Với ngư dân ở đây, còn nguồn hải sản là nối dài nhịp mưu sinh. Vì thế, những “ánh sao đêm” vẫn tỏa sáng trên vùng biển khi đến mùa mực cơm.