Địa điểm thường được người dân lặn lội tìm tới để "săn" dê núi là các bản làng của người đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị). Anh Nguyễn Văn Minh (trú TP.Đông Hà, Quảng Trị) cho biết, bữa nay ăn gì cũng sợ dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Ngày thường thì đã đành, còn ngày Tết phải chuẩn bị cho tươm tất, ăn miếng thịt, ngọn rau cho an toàn, dạn miệng mới vui. Vì vậy, anh Minh không quản ngại đường xa lên tận xã Thuận, huyện Hướng Hóa để đặt cọc tiền, mua dê bản chuẩn bị Tết. “Dê bản ngon miệng, nhiều khách hàng đặt mua nên mình phải nhanh chân đặt cọc tiền trước chứ muộn sẽ hết dê ngon” – anh Minh nói.Dê ăn được rất nhiều loại lá, trong đó có cả những lá thuốc.Dê được người Vân Kiều, Pa Kô nuôi theo lối chăn thả tự nhiên, leo đèo, núi nhiều, thức ăn chủ yếu từ lá cây dê kiếm được nên thịt dê thơm ngon, chắc nạc.Mỗi con dê tơ 20kg có giá trên 2 triệu đồng sẽ trở thành đặc sản đãi khách quý dịp Tết đến xuân về.Anh Hồ Văn Hăm (SN 1982, trú Bản 5, xã Thuận, Hướng Hóa) cho biết, dê có trọng lượng khoảng 20kg, nuôi trong vòng 7-8 tháng gọi là dê tơ, cho thịt thơm ngon nhất. Dê cái có giá 110.000-120.000 đồng/kg. Giá dê đực hơn dê cái 10.000 đồng/kg. “Trung bình chuồng dê nhà tôi có từ 20 đến 30 con dê. Hai năm trở lại đây cứ đến dịp gần Tết là có rất nhiều người đến đặt mua dê để ăn. Khách mua 1 con dê khoảng trên 2 đến 3 triệu đồng đem về chia nhau, mỗi gia đình vài kg là có đặc sản chiêu đãi khách quý” – anh Hăm thông tin.Đặc sản dê núi có thể chế biến được hàng chục món khác nhau đều ngon tuyệt như: dê ủ trấu, chân dê hầm thuốc bắc, dê hấp, nầm dê nướng, dê nướng mọi, dê hầm ngũ vị, dê nướng ngũ vị, canh sơn dược thịt dê, dê xào lăn, dê xào sa tế, dê xào sả ớt, dê né, dê tái chanh, cháo thịt dê, cháo gan dê, tiết canh dê, lẩu dê, cà ri dê, dê nhúng mẻ…
Địa điểm thường được người dân lặn lội tìm tới để "săn" dê núi là các bản làng của người đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở hai huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị). Anh Nguyễn Văn Minh (trú TP.Đông Hà, Quảng Trị) cho biết, bữa nay ăn gì cũng sợ dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Ngày thường thì đã đành, còn ngày Tết phải chuẩn bị cho tươm tất, ăn miếng thịt, ngọn rau cho an toàn, dạn miệng mới vui. Vì vậy, anh Minh không quản ngại đường xa lên tận xã Thuận, huyện Hướng Hóa để đặt cọc tiền, mua dê bản chuẩn bị Tết. “Dê bản ngon miệng, nhiều khách hàng đặt mua nên mình phải nhanh chân đặt cọc tiền trước chứ muộn sẽ hết dê ngon” – anh Minh nói.
Dê ăn được rất nhiều loại lá, trong đó có cả những lá thuốc.
Dê được người Vân Kiều, Pa Kô nuôi theo lối chăn thả tự nhiên, leo đèo, núi nhiều, thức ăn chủ yếu từ lá cây dê kiếm được nên thịt dê thơm ngon, chắc nạc.
Mỗi con dê tơ 20kg có giá trên 2 triệu đồng sẽ trở thành đặc sản đãi khách quý dịp Tết đến xuân về.
Anh Hồ Văn Hăm (SN 1982, trú Bản 5, xã Thuận, Hướng Hóa) cho biết, dê có trọng lượng khoảng 20kg, nuôi trong vòng 7-8 tháng gọi là dê tơ, cho thịt thơm ngon nhất. Dê cái có giá 110.000-120.000 đồng/kg. Giá dê đực hơn dê cái 10.000 đồng/kg. “Trung bình chuồng dê nhà tôi có từ 20 đến 30 con dê. Hai năm trở lại đây cứ đến dịp gần Tết là có rất nhiều người đến đặt mua dê để ăn. Khách mua 1 con dê khoảng trên 2 đến 3 triệu đồng đem về chia nhau, mỗi gia đình vài kg là có đặc sản chiêu đãi khách quý” – anh Hăm thông tin.
Đặc sản dê núi có thể chế biến được hàng chục món khác nhau đều ngon tuyệt như: dê ủ trấu, chân dê hầm thuốc bắc, dê hấp, nầm dê nướng, dê nướng mọi, dê hầm ngũ vị, dê nướng ngũ vị, canh sơn dược thịt dê, dê xào lăn, dê xào sa tế, dê xào sả ớt, dê né, dê tái chanh, cháo thịt dê, cháo gan dê, tiết canh dê, lẩu dê, cà ri dê, dê nhúng mẻ…