Một thành viên mang chim săn mồi của mình đi thi tại Hà Nội vào tháng 11 vừa qua. Ảnh: PHI HÙNGMột nữ thành viên Club Di Linh Hawking tham gia buổi huấn luyện. Ảnh: KƠ TRANG
Sẽ trả chim về với thiên nhiên
“Một số người cho rằng chơi chim là đang cầm tù chúng. Thực ra con đường mà Club Di Linh Hawking đang đi là nuôi, huấn luyện để qua đó bảo tồn loài chim săn mồi sẵn có ở địa phương” - anh Nguyễn Ngọc Thăng Long, thành viên Club Di Linh Hawking, tâm sự.
Theo anh Long, Club Di Linh Hawking ra đời không chỉ mang tính chất đơn thuần là giải trí, mà tất cả anh em trong câu lạc bộ mong muốn cùng mọi người chung tay cứu hộ những con chim bị săn bắt bằng cách mua hoặc xin từ các thợ săn (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa) rồi đem về nuôi nấng chu đáo, huấn luyện thành thục các kỹ năng săn mồi, sau đó thả chúng về với môi trường tự nhiên.
Anh Trần Thanh Tuấn, một thành viên khác của Club Di Linh Hawking, nói về kinh nghiệm huấn luyện chim săn mồi: “Nếu là chim mới bẫy được, chúng ta cần tập cho chim quen dần với sự có mặt của con người. Bước tiếp theo là cho chim đậu và ăn trên găng tay. Sau đó chim được tập bài bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi. Ngoài ra, chim còn phải trải qua giai đoạn săn mồi bằng mồi giả rồi đến mồi thật. Khi chim đã thành thục các kỹ năng thì thả tự do cho chim bay lượn săn mồi ngoài tự nhiên”.
“Một điều quan trọng nữa, người chơi phải cho chim tiếp xúc với nhiều môi trường, địa hình khác nhau để chim tập tính dạn dĩ. Trong quá trình tập không thể thiếu những phụ kiện đi kèm như găng tay da ba lớp, dây buộc chân, chụp móng vuốt, mồi giả, cân điện tử, thiết bị định vị, còi... Giá mỗi món đồ kể trên dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng” - ông Nguyễn Văn Dũng, thành viên Club Di Linh Hawking, nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Dũng mong muốn: “Thông qua việc cứu hộ rồi thuần dưỡng những dòng chim săn mồi sẵn có ở địa phương Di Linh, chúng tôi hy vọng mọi người hiểu thêm về loài chim này. Trên thực tế, việc thuần dưỡng rồi trả những loài chim này về môi trường tự nhiên của Club Di Linh Hawking đang góp phần bảo tồn loài chim săn mồi ở địa phương”.
Tháng 11 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc thi huấn luyện chim săn mồi thu hút hơn 100 đầu chim đến từ các tỉnh, thành tham gia.
Các loại chim được các chủ chim mang đến tham dự trong cuộc thi lần này chủ yếu là đại bàng, chim ưng, diều hâu, cú mèo.
Có những ông chủ phải bỏ đến hơn trăm triệu đồng mới mua được một chú chim từ nước ngoài về để chăm sóc và huấn luyện.
Theo các ông chủ chim, việc huấn luyện chúng rất vất vả và kỳ công. Ban đầu những người huấn luyện phải mất ít nhất 3-6 tháng mới làm quen được chim.
Các ông chủ chim khẳng định ngoài việc nuôi dưỡng chim còn có sự huấn luyện kỹ càng về khả năng săn mồi. Do vậy nếu trong trường hợp thả về với tự nhiên, những chú chim này sẽ biết cách tự lập để tồn tại.
Tại cuộc thi, rất nhiều khán giả thích thú với những chú chim. Nhiều phần thi được diễn ra như phần thi qua tay 30 m. Ở phần này, các chú chim sẽ được đặt cách chủ 30 m, sau đó người chủ sẽ phải dùng con mồi và hiệu lệnh để chim bay lại chỗ mình. Bên cạnh đó, ở phần thi bắt mồi cũng được khán giả đón nhận một cách hào hứng. Các chú chim sẽ phải săn con mồi mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn. Phần thi này thể hiện được bản lĩnh làm chủ không trung, khả năng săn bắt mồi của các chú chim. PHI HÙNG
Một thành viên mang chim săn mồi của mình đi thi tại Hà Nội vào tháng 11 vừa qua. Ảnh: PHI HÙNG
Một nữ thành viên Club Di Linh Hawking tham gia buổi huấn luyện. Ảnh: KƠ TRANG
Sẽ trả chim về với thiên nhiên
“Một số người cho rằng chơi chim là đang cầm tù chúng. Thực ra con đường mà Club Di Linh Hawking đang đi là nuôi, huấn luyện để qua đó bảo tồn loài chim săn mồi sẵn có ở địa phương” - anh Nguyễn Ngọc Thăng Long, thành viên Club Di Linh Hawking, tâm sự.
Theo anh Long, Club Di Linh Hawking ra đời không chỉ mang tính chất đơn thuần là giải trí, mà tất cả anh em trong câu lạc bộ mong muốn cùng mọi người chung tay cứu hộ những con chim bị săn bắt bằng cách mua hoặc xin từ các thợ săn (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa) rồi đem về nuôi nấng chu đáo, huấn luyện thành thục các kỹ năng săn mồi, sau đó thả chúng về với môi trường tự nhiên.
Anh Trần Thanh Tuấn, một thành viên khác của Club Di Linh Hawking, nói về kinh nghiệm huấn luyện chim săn mồi: “Nếu là chim mới bẫy được, chúng ta cần tập cho chim quen dần với sự có mặt của con người. Bước tiếp theo là cho chim đậu và ăn trên găng tay. Sau đó chim được tập bài bay qua tay ăn mồi theo hiệu lệnh còi. Ngoài ra, chim còn phải trải qua giai đoạn săn mồi bằng mồi giả rồi đến mồi thật. Khi chim đã thành thục các kỹ năng thì thả tự do cho chim bay lượn săn mồi ngoài tự nhiên”.
“Một điều quan trọng nữa, người chơi phải cho chim tiếp xúc với nhiều môi trường, địa hình khác nhau để chim tập tính dạn dĩ. Trong quá trình tập không thể thiếu những phụ kiện đi kèm như găng tay da ba lớp, dây buộc chân, chụp móng vuốt, mồi giả, cân điện tử, thiết bị định vị, còi... Giá mỗi món đồ kể trên dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng” - ông Nguyễn Văn Dũng, thành viên Club Di Linh Hawking, nói thêm.
Ông Nguyễn Văn Dũng mong muốn: “Thông qua việc cứu hộ rồi thuần dưỡng những dòng chim săn mồi sẵn có ở địa phương Di Linh, chúng tôi hy vọng mọi người hiểu thêm về loài chim này. Trên thực tế, việc thuần dưỡng rồi trả những loài chim này về môi trường tự nhiên của Club Di Linh Hawking đang góp phần bảo tồn loài chim săn mồi ở địa phương”.
Tháng 11 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc thi huấn luyện chim săn mồi thu hút hơn 100 đầu chim đến từ các tỉnh, thành tham gia.
Các loại chim được các chủ chim mang đến tham dự trong cuộc thi lần này chủ yếu là đại bàng, chim ưng, diều hâu, cú mèo.
Có những ông chủ phải bỏ đến hơn trăm triệu đồng mới mua được một chú chim từ nước ngoài về để chăm sóc và huấn luyện.
Theo các ông chủ chim, việc huấn luyện chúng rất vất vả và kỳ công. Ban đầu những người huấn luyện phải mất ít nhất 3-6 tháng mới làm quen được chim.
Các ông chủ chim khẳng định ngoài việc nuôi dưỡng chim còn có sự huấn luyện kỹ càng về khả năng săn mồi. Do vậy nếu trong trường hợp thả về với tự nhiên, những chú chim này sẽ biết cách tự lập để tồn tại.
Tại cuộc thi, rất nhiều khán giả thích thú với những chú chim. Nhiều phần thi được diễn ra như phần thi qua tay 30 m. Ở phần này, các chú chim sẽ được đặt cách chủ 30 m, sau đó người chủ sẽ phải dùng con mồi và hiệu lệnh để chim bay lại chỗ mình. Bên cạnh đó, ở phần thi bắt mồi cũng được khán giả đón nhận một cách hào hứng. Các chú chim sẽ phải săn con mồi mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn. Phần thi này thể hiện được bản lĩnh làm chủ không trung, khả năng săn bắt mồi của các chú chim. PHI HÙNG