Tác phẩm sanh kiểng "Nghinh phong" được các dân chơi cây ở Việt Nam đánh giá là có một không hai ở Việt Nam, với độ độc đáo của siêu cây này có thể cây có giá bán gần 10 tỷ đồng.Đến nay, sanh bonsai "Nghinh phong" được Cường họa sỹ (giảng viên chính trường ĐHSP Nghệ thuật Trung Ương đã về hưu) chăm sóc và uốn, cắt tỉa trên dưới 15 năm.Bộ rễ của sanh bon sai "Nghinh phong" được bám nêm chặt vào đá càng tạo thêm vẻ đẹp cho tác phẩm này.Theo đó, bông tán tự nhiên, thân cây uyển chuyển, đặc biệt bộ rễ ôm trọn phiến đá tạo điểm nhấn đặc biệt cho cây. "Cây của tôi đã từng đi dự nhiều cuộc triển lãm và đã có nhiều người trả giá nhưng tôi chưa muốn bán", ông Cường nói.Theo ông Cường, điểm đặc biệt của cây "Nghinh phong" này là ông đã tận dụng được một cành chiếu thủy, dù theo thông lệ thì ít khi dân chơi cây dùng vì nó là cành âm nhưng ông đã biết cách khai thác đặc điểm riêng đó để nhân nó lên để thành 1 cành chiếu thủy rất đẹp."Riêng cây "Nghinh phong" này là có 2 thân, 1 thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cành mọc ở trong hõm gần gốc đi ra tạo thành cành chiếu thủy. Đặc biệt là tôi còn tạo được thêm 1 cành đỡ ở dưới đằng sau để đỡ thân chính vì thế nên đã tạo thành một bố cục chắc chắn. Đây chính là đặc điểm riêng của cây này mà hiếm cây cảnh ở Việt Nam có được điều này", ông Cường tiết lộ.
Tác phẩm sanh kiểng "Nghinh phong" được các dân chơi cây ở Việt Nam đánh giá là có một không hai ở Việt Nam, với độ độc đáo của siêu cây này có thể cây có giá bán gần 10 tỷ đồng.
Đến nay, sanh bonsai "Nghinh phong" được Cường họa sỹ (giảng viên chính trường ĐHSP Nghệ thuật Trung Ương đã về hưu) chăm sóc và uốn, cắt tỉa trên dưới 15 năm.
Bộ rễ của sanh bon sai "Nghinh phong" được bám nêm chặt vào đá càng tạo thêm vẻ đẹp cho tác phẩm này.
Theo đó, bông tán tự nhiên, thân cây uyển chuyển, đặc biệt bộ rễ ôm trọn phiến đá tạo điểm nhấn đặc biệt cho cây. "Cây của tôi đã từng đi dự nhiều cuộc triển lãm và đã có nhiều người trả giá nhưng tôi chưa muốn bán", ông Cường nói.
Theo ông Cường, điểm đặc biệt của cây "Nghinh phong" này là ông đã tận dụng được một cành chiếu thủy, dù theo thông lệ thì ít khi dân chơi cây dùng vì nó là cành âm nhưng ông đã biết cách khai thác đặc điểm riêng đó để nhân nó lên để thành 1 cành chiếu thủy rất đẹp.
"Riêng cây "Nghinh phong" này là có 2 thân, 1 thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cành mọc ở trong hõm gần gốc đi ra tạo thành cành chiếu thủy. Đặc biệt là tôi còn tạo được thêm 1 cành đỡ ở dưới đằng sau để đỡ thân chính vì thế nên đã tạo thành một bố cục chắc chắn. Đây chính là đặc điểm riêng của cây này mà hiếm cây cảnh ở Việt Nam có được điều này", ông Cường tiết lộ.