Những ngày cận Tết, nhóm thợ làm dịch vụ ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu cho việc làm cây nêu theo nhu cầu người dân. Cây nêu ngày Tết được dựng từ ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Táo về trời. Theo quan niệm từ xa xưa, khi ông Táo về trời thì ma quỷ sẽ có cơ hội lẻn vào nhà gây tổn hại cho gia chủ vì vậy, câu nêu có vai trò xua đuổi ma quỷ khi con người dùng cây nêu để tranh giành đất đai với quỷ.Cây nêu thường là những cây tre già, thẳng và cao từ 10-15 m, được lau sạch nhánh và trừ lại ngọn. Nhiều người còn dùng cây thuồng làm gốc và gắn ngọn cây tre vào.Trên thân cây nêu, người dân thường dùng lá cây đủng đỉnh bọc quanh để cây được đẹp hơn. Cây đủng đỉnh cũng là loài xua đuổi tà ma, mọc tự nhiên trong rừng. Muốn có lá đủng đỉnh, mọi người phải tự đi chặt hoặc mua với giá 200.000-220.000 đồng mỗi bó.Lúc mua về, nhóm thợ làm nêu sẽ thay nhau cắt phần lá với nhánh nhỏ và bỏ bớt nhánh to để dễ dàng gắn kết vào thân tre.Năm nay, anh Lê Quang Lâm (34 tuổi, trú xã Thạch Châu) cùng một số người trong thôn nhận làm hơn 40 cây nêu cho người dân trong xã và các xã lân cận. Từng nhiều năm làm cây nêu, anh Lâm cho biết cứ đến ngày 18 tháng Chạp là người dân lại gọi điện thuê làm. "Nêu có loại to, nhỏ khác nhau, tùy nhu cầu người đặt mà mình lựa chọn làm. Nêu sẽ được buộc lá đủng đỉnh, trang trí bóng nháy sặc sỡ, treo cờ, đèn lồng tùy theo gia chủ đặt. Nêu có giá 1-1,7 triệu đồng/cây, trừ chi phí, lãi khoảng 400.000 đồng", anh Lâm nói.Bóng đèn nháy quấn quanh thân cây. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ như túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, cùng những miếng kim loại. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được đến quấy nhiễu...Thợ dịch vụ làm cây nêu ngày Tết cho biết người dân thường đặt mua cây nêu để sử dụng từ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, sau ngày này, nhiều người vẫn gọi điện đặt hàng để sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán.Đèn nháy để cây nêu phát sáng vào buổi tối.Mỗi ngày, nhóm thợ làm từ 10-12 cây nêu. Những cây làm xong được mang đến nhà người đặt hàng và dựng cho họ hoặc để gia chủ tự dựng trước cổng.Buổi tối, dọc các con đường ở các miền quê Hà Tĩnh lấp lánh ánh đèn nhấp nháy của những cây nêu chót vót. Ngày hạ nêu thường vào mùng 7 tháng Giêng.
Những ngày cận Tết, nhóm thợ làm dịch vụ ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu cho việc làm cây nêu theo nhu cầu người dân. Cây nêu ngày Tết được dựng từ ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Táo về trời. Theo quan niệm từ xa xưa, khi ông Táo về trời thì ma quỷ sẽ có cơ hội lẻn vào nhà gây tổn hại cho gia chủ vì vậy, câu nêu có vai trò xua đuổi ma quỷ khi con người dùng cây nêu để tranh giành đất đai với quỷ.
Cây nêu thường là những cây tre già, thẳng và cao từ 10-15 m, được lau sạch nhánh và trừ lại ngọn. Nhiều người còn dùng cây thuồng làm gốc và gắn ngọn cây tre vào.
Trên thân cây nêu, người dân thường dùng lá cây đủng đỉnh bọc quanh để cây được đẹp hơn. Cây đủng đỉnh cũng là loài xua đuổi tà ma, mọc tự nhiên trong rừng. Muốn có lá đủng đỉnh, mọi người phải tự đi chặt hoặc mua với giá 200.000-220.000 đồng mỗi bó.
Lúc mua về, nhóm thợ làm nêu sẽ thay nhau cắt phần lá với nhánh nhỏ và bỏ bớt nhánh to để dễ dàng gắn kết vào thân tre.
Năm nay, anh Lê Quang Lâm (34 tuổi, trú xã Thạch Châu) cùng một số người trong thôn nhận làm hơn 40 cây nêu cho người dân trong xã và các xã lân cận. Từng nhiều năm làm cây nêu, anh Lâm cho biết cứ đến ngày 18 tháng Chạp là người dân lại gọi điện thuê làm. "Nêu có loại to, nhỏ khác nhau, tùy nhu cầu người đặt mà mình lựa chọn làm. Nêu sẽ được buộc lá đủng đỉnh, trang trí bóng nháy sặc sỡ, treo cờ, đèn lồng tùy theo gia chủ đặt. Nêu có giá 1-1,7 triệu đồng/cây, trừ chi phí, lãi khoảng 400.000 đồng", anh Lâm nói.
Bóng đèn nháy quấn quanh thân cây. Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ như túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, cùng những miếng kim loại. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được đến quấy nhiễu...
Thợ dịch vụ làm cây nêu ngày Tết cho biết người dân thường đặt mua cây nêu để sử dụng từ ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, sau ngày này, nhiều người vẫn gọi điện đặt hàng để sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán.
Đèn nháy để cây nêu phát sáng vào buổi tối.
Mỗi ngày, nhóm thợ làm từ 10-12 cây nêu. Những cây làm xong được mang đến nhà người đặt hàng và dựng cho họ hoặc để gia chủ tự dựng trước cổng.
Buổi tối, dọc các con đường ở các miền quê Hà Tĩnh lấp lánh ánh đèn nhấp nháy của những cây nêu chót vót. Ngày hạ nêu thường vào mùng 7 tháng Giêng.