Khi con nước tràn về trên các cánh đồng mang theo sản vật cá tôm trù phú cũng là lúc người dân ở vùng hạ nguồn như Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... thi triển tài nghệ đánh bắt. Một trong số đó phải kể đến kỹ nghệ đẩy côn (Ảnh: Bảo Kỳ).Ưu điểm của đẩy côn là chỉ bắt những con cá lớn nên không sợ tận diệt cả cá con như việc đánh bắt lưới, chích điện, đặt dớn... (Ảnh: Bảo Kỳ).Dụng cụ hành nghề đẩy côn gồm chiếc xuồng, một bộ côn được làm bằng 2 thanh tre có hình cánh cung với những sợ dây chì được kéo lê trên mặt ruộng và một chiếc nơm chụp cá (Ảnh: Bảo Kỳ).Giàn côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ dài 1,5m, được gắn vào một sợi dây may dính với nhau. Trước mùa nước nổi, bà con sẽ chuẩn bị dàn côn, mua sắt về rồi ghép vào thanh tre. Nếu bảo quản tốt, dàn côn có thể dùng 5 - 7 năm (Ảnh: Bảo Kỳ).Giàn côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ dài 1,5m, được gắn vào một sợi dây may dính với nhau. Trước mùa nước nổi, bà con sẽ chuẩn bị dàn côn, mua sắt về rồi ghép vào thanh tre. Nếu bảo quản tốt, dàn côn có thể dùng 5 - 7 năm (Ảnh: Bảo Kỳ).Để xác định vị trí có cá, người đẩy côn quan sát mực nước và đồng ruộng. Nếu ruộng lúa còn rơm rạ, lúa chét nhiều, cá tôm thường sẽ chui vào đó, còn ruộng ngập sâu cần chống xuồng đi theo lối (Ảnh: Bảo Kỳ).Xuồng di chuyển, từng que côn chạm cá, cá chúi xuống sình nổi lên bọt khí, người thợ nhanh tay dùng nơm chụp lấy rồi thò tay bắt cá (Ảnh: Bảo Kỳ).Anh Danh Hoàng Minh (trú tại xã Định An, huyện Gò Quao, Kiên Giang) cho biết, tranh thủ mùa nước nổi, anh dành khoảng 10 tiếng trầm mình ngoài ruộng đẩy côn bắt cá. Công việc tuy cực nhưng đổi lại thu nhập cao. Ngày thường anh kiếm khoảng 300.000 - 400.000 đồng nhưng trúng vụ có thể tới 800.000 đồng. Cá bắt được đa số là cá lóc, cá trê, cá rô cỡ lớn nên bán rất được giá (Ảnh: Bảo Kỳ).Trước đây, người dân thường đẩy côn bằng xuồng đơn sơ, nhưng giờ ai có điều kiện đều trang bị vỏ lãi gắn thêm máy để di chuyển được nhiều đồng ruộng trong ngày (Ảnh: Bảo Kỳ).
Khi con nước tràn về trên các cánh đồng mang theo sản vật cá tôm trù phú cũng là lúc người dân ở vùng hạ nguồn như Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... thi triển tài nghệ đánh bắt. Một trong số đó phải kể đến kỹ nghệ đẩy côn (Ảnh: Bảo Kỳ).
Ưu điểm của đẩy côn là chỉ bắt những con cá lớn nên không sợ tận diệt cả cá con như việc đánh bắt lưới, chích điện, đặt dớn... (Ảnh: Bảo Kỳ).
Dụng cụ hành nghề đẩy côn gồm chiếc xuồng, một bộ côn được làm bằng 2 thanh tre có hình cánh cung với những sợ dây chì được kéo lê trên mặt ruộng và một chiếc nơm chụp cá (Ảnh: Bảo Kỳ).
Giàn côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ dài 1,5m, được gắn vào một sợi dây may dính với nhau. Trước mùa nước nổi, bà con sẽ chuẩn bị dàn côn, mua sắt về rồi ghép vào thanh tre. Nếu bảo quản tốt, dàn côn có thể dùng 5 - 7 năm (Ảnh: Bảo Kỳ).
Giàn côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ dài 1,5m, được gắn vào một sợi dây may dính với nhau. Trước mùa nước nổi, bà con sẽ chuẩn bị dàn côn, mua sắt về rồi ghép vào thanh tre. Nếu bảo quản tốt, dàn côn có thể dùng 5 - 7 năm (Ảnh: Bảo Kỳ).
Để xác định vị trí có cá, người đẩy côn quan sát mực nước và đồng ruộng. Nếu ruộng lúa còn rơm rạ, lúa chét nhiều, cá tôm thường sẽ chui vào đó, còn ruộng ngập sâu cần chống xuồng đi theo lối (Ảnh: Bảo Kỳ).
Xuồng di chuyển, từng que côn chạm cá, cá chúi xuống sình nổi lên bọt khí, người thợ nhanh tay dùng nơm chụp lấy rồi thò tay bắt cá (Ảnh: Bảo Kỳ).
Anh Danh Hoàng Minh (trú tại xã Định An, huyện Gò Quao, Kiên Giang) cho biết, tranh thủ mùa nước nổi, anh dành khoảng 10 tiếng trầm mình ngoài ruộng đẩy côn bắt cá. Công việc tuy cực nhưng đổi lại thu nhập cao. Ngày thường anh kiếm khoảng 300.000 - 400.000 đồng nhưng trúng vụ có thể tới 800.000 đồng. Cá bắt được đa số là cá lóc, cá trê, cá rô cỡ lớn nên bán rất được giá (Ảnh: Bảo Kỳ).
Trước đây, người dân thường đẩy côn bằng xuồng đơn sơ, nhưng giờ ai có điều kiện đều trang bị vỏ lãi gắn thêm máy để di chuyển được nhiều đồng ruộng trong ngày (Ảnh: Bảo Kỳ).