Những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, xe đạp Thống Nhất được coi là cả gia tài khi có giá khoảng nửa cây vàng. Ảnh: FacebookThời đó, xe đạp Thống Nhất là niềm mơ ước của nhiều người. Thậm chí, chiếc xe còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới. Ảnh: GiadinhVietNamĐây là chiếc xe đạp đầu tiên do người Việt sản xuất vào năm 1960, với thương hiệu Thống Nhất. Ảnh: FacebookThời bao cấp, chiếc xe đạp Thống Nhất được cấp giấy chứng nhận sở hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà. Ảnh: VTV24Vì quý quá, nên khi trời mưa rất khó tìm được một chiếc xe đạp ngoài đường vì ai cũng sợ xe bị rỉ sét và nhanh hỏng. Ảnh: VTV24Ra đời từ trong chiến tranh chống Mỹ nên xe đạp Thống Nhất đi vào cả chiến trường với biệt danh “con ngựa sắt”, vượt mưa bom bão đạn đem gạo, muối, thuốc men… ra tiền tuyến. Ảnh: GiadinhVietNamChiếc xe mang tên Thống Nhất nhằm gửi gắm mong ước về một ngày đất nước hòa bình, độc lập. Ảnh: XaydungsoDo số lượng sản xuất xe đạp Thống Nhất hạn chế, nên người được phân phối xe chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, xe đạp Thống Nhất càng trở nên quý hiếm, xa xỉ. Ảnh: GiadinhVietNamCó người quý xe đến mức không dám đi, về treo trong nhà, hai bánh không để chạm đất, thỉnh thoảng ngồi ngắm và quay bàn đạp nghe tiếng xích líp kêu. Ảnh: GiadinhVietNamCùng với sự phát triển của nền kinh tế, chiếc xe đạp quốc dân thuở nào dần mất vị thế độc tôn trên thị trường. Ảnh: VietnamfinanceTrải qua mấy chục năm, xe đạp Thống Nhất ngày nay có sự thay đổi lớn trong thiết kế, với nhiều mẫu mã đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ảnh: Thống Nhất
Những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, xe đạp Thống Nhất được coi là cả gia tài khi có giá khoảng nửa cây vàng. Ảnh: Facebook
Thời đó, xe đạp Thống Nhất là niềm mơ ước của nhiều người. Thậm chí, chiếc xe còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới. Ảnh: GiadinhVietNam
Đây là chiếc xe đạp đầu tiên do người Việt sản xuất vào năm 1960, với thương hiệu Thống Nhất. Ảnh: Facebook
Thời bao cấp, chiếc xe đạp Thống Nhất được cấp giấy chứng nhận sở hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà. Ảnh: VTV24
Vì quý quá, nên khi trời mưa rất khó tìm được một chiếc xe đạp ngoài đường vì ai cũng sợ xe bị rỉ sét và nhanh hỏng. Ảnh: VTV24
Ra đời từ trong chiến tranh chống Mỹ nên xe đạp Thống Nhất đi vào cả chiến trường với biệt danh “con ngựa sắt”, vượt mưa bom bão đạn đem gạo, muối, thuốc men… ra tiền tuyến. Ảnh: GiadinhVietNam
Chiếc xe mang tên Thống Nhất nhằm gửi gắm mong ước về một ngày đất nước hòa bình, độc lập. Ảnh: Xaydungso
Do số lượng sản xuất xe đạp Thống Nhất hạn chế, nên người được phân phối xe chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, xe đạp Thống Nhất càng trở nên quý hiếm, xa xỉ. Ảnh: GiadinhVietNam
Có người quý xe đến mức không dám đi, về treo trong nhà, hai bánh không để chạm đất, thỉnh thoảng ngồi ngắm và quay bàn đạp nghe tiếng xích líp kêu. Ảnh: GiadinhVietNam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chiếc xe đạp quốc dân thuở nào dần mất vị thế độc tôn trên thị trường. Ảnh: Vietnamfinance
Trải qua mấy chục năm, xe đạp Thống Nhất ngày nay có sự thay đổi lớn trong thiết kế, với nhiều mẫu mã đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ảnh: Thống Nhất