Mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.Hồ Chí Minh có báo cáo đề xuất HĐND TP.HCM về việc đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) đang xây dựng dang dở bằng nguồn vốn công. (Ảnh: Mekongasean.vn).Sở GTVT đề xuất chi khoảng 492 tỷ đồng vốn ngân sách thành phố để khởi động lại dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý, bao gồm chi phí thanh toán cho nhà đầu tư đã thực hiện và chi phí đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại. (Ảnh: Người lao động).Trước đó, hợp đồng giữa thành phố và Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng (IDICO - chủ đầu tư), cầu sẽ hoàn thành cuối năm 2018, sau đó dự kiến hoàn vốn sau hơn 9 năm thu phí thông qua trạm BOT An Sương - An Lạc trên QL1. (Ảnh: Lao Động).Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 - thời điểm công trình dự tính hoàn thành nhưng mới đạt 70% khối lượng rồi tạm ngưng đến nay. (Ảnh: Báo Giao thông).Nguyên nhân khiến dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý đình trệ ngoài việc giải phóng mặt bằng chậm trễ, dự án còn bị Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiểm tra. (Ảnh: Lao Động).Người dân phải lưu thông trên cây cầu sắt tạm khi cầu Tân Kỳ -Tân Quý chưa hoàn thành. (Ảnh: Lao Động).Theo Sở GTVT TP.HCM, nếu đề xuất được thông qua, trong năm nay, dự án sẽ được lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và thanh toán chi phí thực hiện cho nhà đầu tư. (Phối cảnh cầu Tân Kỳ - Tân Quý).Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để chuyển đổi hình thức đầu tư cầu Tân Kỳ - Tân Quý là cần thiết, bởi công trình đã đạt 70% khối lượng thi công và hiện đang tạm dừng. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2025 (Ảnh: Thanh Niên).Trong năm 2023 - 2024 sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và thi công hoàn thiện công trình. Năm 2025 sẽ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý. (Ảnh: Thanh Niên).Theo Sở GTVT, để sớm hoàn tất đầu tư công trình còn dang dở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hạn chế việc phát sinh chi phí sử dụng vốn và các chi phí liên quan đến công tác GPMB công trình cần phải được đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án nhằm sớm đưa công trình vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân là rất cần thiết và hết sức cấp bách. (Ảnh vị trí cầu Tân Kỳ - Tân Quý: Google Maps).
Mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.Hồ Chí Minh có báo cáo đề xuất HĐND TP.HCM về việc đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) đang xây dựng dang dở bằng nguồn vốn công. (Ảnh: Mekongasean.vn).
Sở GTVT đề xuất chi khoảng 492 tỷ đồng vốn ngân sách thành phố để khởi động lại dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý, bao gồm chi phí thanh toán cho nhà đầu tư đã thực hiện và chi phí đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại. (Ảnh: Người lao động).
Trước đó, hợp đồng giữa thành phố và Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng (IDICO - chủ đầu tư), cầu sẽ hoàn thành cuối năm 2018, sau đó dự kiến hoàn vốn sau hơn 9 năm thu phí thông qua trạm BOT An Sương - An Lạc trên QL1. (Ảnh: Lao Động).
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 - thời điểm công trình dự tính hoàn thành nhưng mới đạt 70% khối lượng rồi tạm ngưng đến nay. (Ảnh: Báo Giao thông).
Nguyên nhân khiến dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý đình trệ ngoài việc giải phóng mặt bằng chậm trễ, dự án còn bị Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiểm tra. (Ảnh: Lao Động).
Người dân phải lưu thông trên cây cầu sắt tạm khi cầu Tân Kỳ -Tân Quý chưa hoàn thành. (Ảnh: Lao Động).
Theo Sở GTVT TP.HCM, nếu đề xuất được thông qua, trong năm nay, dự án sẽ được lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và thanh toán chi phí thực hiện cho nhà đầu tư. (Phối cảnh cầu Tân Kỳ - Tân Quý).
Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công để chuyển đổi hình thức đầu tư cầu Tân Kỳ - Tân Quý là cần thiết, bởi công trình đã đạt 70% khối lượng thi công và hiện đang tạm dừng. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2025 (Ảnh: Thanh Niên).
Trong năm 2023 - 2024 sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và thi công hoàn thiện công trình. Năm 2025 sẽ thông xe cầu Tân Kỳ - Tân Quý. (Ảnh: Thanh Niên).
Theo Sở GTVT, để sớm hoàn tất đầu tư công trình còn dang dở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hạn chế việc phát sinh chi phí sử dụng vốn và các chi phí liên quan đến công tác GPMB công trình cần phải được đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án nhằm sớm đưa công trình vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân là rất cần thiết và hết sức cấp bách. (Ảnh vị trí cầu Tân Kỳ - Tân Quý: Google Maps).