Sau khi cấp độ dịch về mức 2, một số phường, quận tại Hà Nội được phép quay trở lại việc bán hàng tại chỗ từ 12h trưa 10/1. Theo đó, các hàng quán được hoạt động với 50% công suất và đóng cửa trước 21h. Tuy nhiên, trong đợt mở bán trở lại lần này, hầu hết quán xá đều vắng khách.Quận Hoàn Kiếm có 5 phường được cho phép hàng quán hoạt động tại chỗ bao gồm: phường Hàng Bạc, Hàng Trống, Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Trần Hưng Đạo. Hình ảnh được ghi nhận tại một cửa hàng ăn nằm trên phố Phan Chu Trinh.Anh Phương (28 tuổi), chủ một quán ăn tại phố Hàng Hành, phường Hàng Trống chia sẻ: "Hết mở rồi lại đóng, việc kinh doanh của tôi bị ảnh hưởng nhiều khi các quyết định cứ liên tục thay đổi".Cửa hàng của anh Phương là một trong số ít những quán mở bán và có khách sau khi mở. Tuy nhiên, anh cho biết lượng khách chỉ bằng 1/3 so với thời điểm trước.Hai cửa hàng cơm bình dân tại phố Phan Huy Chú, phường Phan Chu Trinh có hoàn cảnh trái ngược, quán bên cạnh có khách ăn tại chỗ, trong khi đó quán của bà Nga chủ yếu bán mang về. Mặc dù bàn ghế vẫn được dọn ra, bà cho biết chẳng có mấy khách, đa số là người quen từ trước đặt mang về."Tuy đã được ăn tại chỗ nhưng tôi thấy có vẻ mọi người vẫn còn e ngại. Từ nãy đến giờ đã đón khoảng 5-6 lượt khách nhưng họ hầu hết chỉ mua mang về", anh Quyết nhân viên quán ăn trên phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc nhận định.Một cửa hàng đồ uống nằm trên con phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo cũng đối mặt với tình trạng vắng vẻ trong ngày mở bán trở lại. Trước đây, các cửa hàng quanh khu vực này thường nhộn nhịp, lượng khách chủ yếu là dân văn phòng.Chị Xuân (40 tuổi), chủ cửa hàng cho biết tổng chi phí duy trì hơn một trăm triệu đồng mỗi tháng. Đối mặt với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, chị cho biết nhiều lúc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. "Cũng mong dịch bệnh sớm qua đi, nếu cứ dai dẳng thế này không biết liệu còn duy trì được không", chị nói.Cửa hàng của chị Xuân rộng khoảng 100 m2 với sức chứa 20 bàn. Tuy nhiên sau 4 tiếng mở bán, mới chỉ đón được 4 khách.Một cửa hàng đồ uống nằm trên phố Hai Bà Trưng, khu vực thuộc phường Tràng Tiền vẫn chưa hoạt động trở lại. Nơi đây trở thành chỗ nghỉ chân của người dân.Ngõ Tràng Tiền, phường Tràng Tiền là nơi tập trung nhiều hàng ăn và hàng đồ uống phục vụ cho dân văn phòng làm việc quanh khu vực gần đó. Đối tượng khách hàng này thường có thói quen đi ăn uống theo nhóm sau giờ tan ca, chính vì vậy lượng khách hàng tại đây cũng đông đúc hơn so với những cửa hàng đơn lẻ.
Sau khi cấp độ dịch về mức 2, một số phường, quận tại Hà Nội được phép quay trở lại việc bán hàng tại chỗ từ 12h trưa 10/1. Theo đó, các hàng quán được hoạt động với 50% công suất và đóng cửa trước 21h. Tuy nhiên, trong đợt mở bán trở lại lần này, hầu hết quán xá đều vắng khách.
Quận Hoàn Kiếm có 5 phường được cho phép hàng quán hoạt động tại chỗ bao gồm: phường Hàng Bạc, Hàng Trống, Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Trần Hưng Đạo. Hình ảnh được ghi nhận tại một cửa hàng ăn nằm trên phố Phan Chu Trinh.
Anh Phương (28 tuổi), chủ một quán ăn tại phố Hàng Hành, phường Hàng Trống chia sẻ: "Hết mở rồi lại đóng, việc kinh doanh của tôi bị ảnh hưởng nhiều khi các quyết định cứ liên tục thay đổi".
Cửa hàng của anh Phương là một trong số ít những quán mở bán và có khách sau khi mở. Tuy nhiên, anh cho biết lượng khách chỉ bằng 1/3 so với thời điểm trước.
Hai cửa hàng cơm bình dân tại phố Phan Huy Chú, phường Phan Chu Trinh có hoàn cảnh trái ngược, quán bên cạnh có khách ăn tại chỗ, trong khi đó quán của bà Nga chủ yếu bán mang về. Mặc dù bàn ghế vẫn được dọn ra, bà cho biết chẳng có mấy khách, đa số là người quen từ trước đặt mang về.
"Tuy đã được ăn tại chỗ nhưng tôi thấy có vẻ mọi người vẫn còn e ngại. Từ nãy đến giờ đã đón khoảng 5-6 lượt khách nhưng họ hầu hết chỉ mua mang về", anh Quyết nhân viên quán ăn trên phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc nhận định.
Một cửa hàng đồ uống nằm trên con phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo cũng đối mặt với tình trạng vắng vẻ trong ngày mở bán trở lại. Trước đây, các cửa hàng quanh khu vực này thường nhộn nhịp, lượng khách chủ yếu là dân văn phòng.
Chị Xuân (40 tuổi), chủ cửa hàng cho biết tổng chi phí duy trì hơn một trăm triệu đồng mỗi tháng. Đối mặt với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, chị cho biết nhiều lúc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. "Cũng mong dịch bệnh sớm qua đi, nếu cứ dai dẳng thế này không biết liệu còn duy trì được không", chị nói.
Cửa hàng của chị Xuân rộng khoảng 100 m2 với sức chứa 20 bàn. Tuy nhiên sau 4 tiếng mở bán, mới chỉ đón được 4 khách.
Một cửa hàng đồ uống nằm trên phố Hai Bà Trưng, khu vực thuộc phường Tràng Tiền vẫn chưa hoạt động trở lại. Nơi đây trở thành chỗ nghỉ chân của người dân.
Ngõ Tràng Tiền, phường Tràng Tiền là nơi tập trung nhiều hàng ăn và hàng đồ uống phục vụ cho dân văn phòng làm việc quanh khu vực gần đó. Đối tượng khách hàng này thường có thói quen đi ăn uống theo nhóm sau giờ tan ca, chính vì vậy lượng khách hàng tại đây cũng đông đúc hơn so với những cửa hàng đơn lẻ.