Những ngày cận Tết, nhiều người dân thôn Trại Trống (Chí Linh, Hải Dương) đeo khẩu trang, mang theo cuốc, kìm, dao chặt… ra ruộng đào. Khác với mọi năm, lần này họ không ra đây để bán đào cho thương nhân. Họ ra để chặt bỏ những cành đã tốn công chăm sóc cả năm trời.Sau hai ca dương tính, thôn Trại Trống được cách ly biệt lập. Con đường chính dẫn vào thôn phải đi qua hai chốt kiểm dịch chặt chẽ. Do đó, thương nhân từ tỉnh ngoài không thể đến mua đào."Đằng nào chẳng phải chặt, rung cho rụng bớt hoa đi", ông Đặng Ngọc Sáng nắm chặt vào cành đào, rung mạnh. Gốc đào này ông đã trồng 5 năm trời, nay vẫn không được xuất.Ruộng đào của ông Cường nằm ngay bên cạnh. Hoa đã nở rộ từng cây. “Chưa năm nào đào đẹp như năm nay: nhiều nụ, hoa đều, màu đậm… Vậy mà…”, người đàn ông có kinh nghiệm 28 năm trồng đào than thở.Thôn Trại Trống có tới gần 50 hộ dân trồng đào với diện tích 275 ha.Ông Đặng Ngọc Quỳnh - trưởng ban công tác mặt trận thôn Trại Trống - cắt bỏ cành cho cây đào quý. Những ngày này, ông thường xuyên phải trực chốt kiểm dịch. Khi hết ca làm, ông tranh thủ ra vườn đào để làm việc. Trước dịch, khách tới vườn trả ông 12 triệu cho gốc đào, ông lắc đầu chưa muốn bán.Đến nay, hơn 1.000 gốc đào của ông Quỳnh vẫn còn nguyên vẹn vì chưa có xe xuất đi. “Mất, thế là mất trắng năm nay. Giờ chúng tôi lại cắt cành, chặt cây. Công sức chăm nom cả năm trời đổ sông đổ bể”, ông Quỳnh chia sẻ.Thời gian thu hoạch đào rất ngắn, chỉ trong 10 ngày, kể từ 20 âm lịch. Nếu không thể xuất đi, người dân phải buộc cắt bỏ để đợi đến năm sau.Đào xuất mỗi năm, đem về cho bà con trong thôn thu nhập cả chục tỷ đồng. Từ giữa tháng 12, bà Thuần đã được thương lái đến đặt cọc 200 triệu đồng cho vườn đào. Ngỡ tưởng sẽ được mùa, nhưng đến giờ, bà phải đem trả lại họ đúng số tiền ấy.400 gốc đào còn nguyên, bà Thuần chỉ mới bán được 20 cành nhỏ cho khách mua về dịp ông Công - ông Táo.16h, bà Thuần vẫn ở lại làm việc. Ngồi nghỉ trong chiếc chòi nhỏ dựng tạm trên nền đất, bà nhìn ra phía ruộng đào của mình còn đang kỳ nở rộ. “Đúng là cảnh hoa cười người khóc, biết làm sao bây giờ”, bà than thở.
Những ngày cận Tết, nhiều người dân thôn Trại Trống (Chí Linh, Hải Dương) đeo khẩu trang, mang theo cuốc, kìm, dao chặt… ra ruộng đào. Khác với mọi năm, lần này họ không ra đây để bán đào cho thương nhân. Họ ra để chặt bỏ những cành đã tốn công chăm sóc cả năm trời.
Sau hai ca dương tính, thôn Trại Trống được cách ly biệt lập. Con đường chính dẫn vào thôn phải đi qua hai chốt kiểm dịch chặt chẽ. Do đó, thương nhân từ tỉnh ngoài không thể đến mua đào.
"Đằng nào chẳng phải chặt, rung cho rụng bớt hoa đi", ông Đặng Ngọc Sáng nắm chặt vào cành đào, rung mạnh. Gốc đào này ông đã trồng 5 năm trời, nay vẫn không được xuất.
Ruộng đào của ông Cường nằm ngay bên cạnh. Hoa đã nở rộ từng cây. “Chưa năm nào đào đẹp như năm nay: nhiều nụ, hoa đều, màu đậm… Vậy mà…”, người đàn ông có kinh nghiệm 28 năm trồng đào than thở.
Thôn Trại Trống có tới gần 50 hộ dân trồng đào với diện tích 275 ha.
Ông Đặng Ngọc Quỳnh - trưởng ban công tác mặt trận thôn Trại Trống - cắt bỏ cành cho cây đào quý. Những ngày này, ông thường xuyên phải trực chốt kiểm dịch. Khi hết ca làm, ông tranh thủ ra vườn đào để làm việc. Trước dịch, khách tới vườn trả ông 12 triệu cho gốc đào, ông lắc đầu chưa muốn bán.
Đến nay, hơn 1.000 gốc đào của ông Quỳnh vẫn còn nguyên vẹn vì chưa có xe xuất đi. “Mất, thế là mất trắng năm nay. Giờ chúng tôi lại cắt cành, chặt cây. Công sức chăm nom cả năm trời đổ sông đổ bể”, ông Quỳnh chia sẻ.
Thời gian thu hoạch đào rất ngắn, chỉ trong 10 ngày, kể từ 20 âm lịch. Nếu không thể xuất đi, người dân phải buộc cắt bỏ để đợi đến năm sau.
Đào xuất mỗi năm, đem về cho bà con trong thôn thu nhập cả chục tỷ đồng. Từ giữa tháng 12, bà Thuần đã được thương lái đến đặt cọc 200 triệu đồng cho vườn đào. Ngỡ tưởng sẽ được mùa, nhưng đến giờ, bà phải đem trả lại họ đúng số tiền ấy.
400 gốc đào còn nguyên, bà Thuần chỉ mới bán được 20 cành nhỏ cho khách mua về dịp ông Công - ông Táo.
16h, bà Thuần vẫn ở lại làm việc. Ngồi nghỉ trong chiếc chòi nhỏ dựng tạm trên nền đất, bà nhìn ra phía ruộng đào của mình còn đang kỳ nở rộ. “Đúng là cảnh hoa cười người khóc, biết làm sao bây giờ”, bà than thở.