Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh (giữa) đề nghị TP.Hà Nội thực hiện nghiêm túc những kiến nghị của TTCP. (Ảnh: Báo Thanh tra)
Cụ thể, kết luận thanh tra nêu rõ, các công tác công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở còn nhiều hạn chế, bất cập, điều này dẫn đến chất lượng quy hoạch yếu.
Cùng với đó, các bước quy hoạch chưa phù hợp với một số chỉ tiêu, phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần, dẫn đến thay đổi về tầng cao, hệ số sử dụng đất, một số xây dựng... mang tính tự phát, thiếu căn cứ khoa học cũng như thực tiễn.
TTCP cũng chỉ rõ, việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt, tình trạng tùy tiện này tạo ra cơ chế xin - cho, ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước.
Bên cạnh đó, một loạt các sai phạm, tồn tại của TP.Hà Nội được nêu rõ như trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng không được chú trọng; việc thực hiện quy hoạch chi tiết được duyệt, quá trình triển khai thiếu kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư có dấu hiệu tự điều chỉnh quy hoạch.
Đáng chú ý, theo nội dung kết luận thanh tra, hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND thành phố khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư.
Trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nước bị thất thu số tiền lớn, ước tính khoảng trên 6 nghìn tỷ đồng.
Các sai phạm dự án nhà ở liên tục được TTCP chỉ ra như có dự án áp sai mức giá quy định trong bảng giá đất ban hành hàng năm với số tiền hơn 12,4 tỷ đồng.
Có dự án được giao đất trong thời gian dài, nhưng sở, ngành không tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất nhưng vẫn đầu tư xây dựng, kinh doanh và bán căn hộ cho khách.
Điển hình của vi phạm này là lô đất CT2, thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Công ty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư, số tiền sử dụng đất tạm tính hơn 733 tỷ đồng.
Hơn nữa, cũng theo kết luận thanh tra, theo một số quy định của UBND TP.Hà Nội, chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải thực hiện nghĩa vụ nộp 20% quỹ đất ở hoặc 30% quỹ nhà ở để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố, không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng.
Nhưng quá trình thực hiện, phần lớn các dự án được TP.Hà Nội cho phép cơ chế nộp tiền (phần tiền chênh lệch giữa giá bán kinh doanh so với giá thành xây dựng). Có trường hợp thành phố còn bỏ tiền ra mua lại số căn hộ thuộc 30% quỹ nhà mà chủ đầu tư phải có nghĩa vụ trích nộp cho thành phố.
Theo TTCP, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư khu nhà ở, khu đất ở không căn cứ vào thông tư của Bộ Tài chính.
Kiến nghị thu hồi nợ đọng, xử lý số tiền gần 3 nghìn tỷ
Trước những vi phạm nghiêm trọng của UBND TP.Hà Nội trong quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao chủ tịch UBND TP.Hà Nội có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất...
TTCP cũng kiến nghị, chủ tịch UBND TP.Hà Nội phải chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi khoản nợ đọng tiền chênh lệch quỹ nhà 50% và tiền quỹ đất 20% với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; Sở Tài chính thực hiện xử lý số tiền hơn 2.955 tỷ đồng theo đúng quy định của Luật Ngân sách.
Với các tập thể, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ của TP.Hà Nội, phải tổ chức kiểm điểm. Đối với những hành vi nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm, yêu cầu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
Xử lý về kinh tế, tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra hơn 1.562 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý thu hồi về ngân sách TP hơn 509 tỷ đồng; thu hồi số tiền hơn 1.053 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.
Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã đồng ý với bản kết luận của TTCP.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh (giữa) đề nghị TP.Hà Nội thực hiện nghiêm túc những kiến nghị của TTCP. (Ảnh: Báo Thanh tra)
Cụ thể, kết luận thanh tra nêu rõ, các công tác công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở còn nhiều hạn chế, bất cập, điều này dẫn đến chất lượng quy hoạch yếu.
Cùng với đó, các bước quy hoạch chưa phù hợp với một số chỉ tiêu, phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần, dẫn đến thay đổi về tầng cao, hệ số sử dụng đất, một số xây dựng... mang tính tự phát, thiếu căn cứ khoa học cũng như thực tiễn.
TTCP cũng chỉ rõ, việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt, tình trạng tùy tiện này tạo ra cơ chế xin - cho, ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước.
Bên cạnh đó, một loạt các sai phạm, tồn tại của TP.Hà Nội được nêu rõ như trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng không được chú trọng; việc thực hiện quy hoạch chi tiết được duyệt, quá trình triển khai thiếu kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư có dấu hiệu tự điều chỉnh quy hoạch.
Đáng chú ý, theo nội dung kết luận thanh tra, hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND thành phố khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư.
Trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nước bị thất thu số tiền lớn, ước tính khoảng trên 6 nghìn tỷ đồng.
Các sai phạm dự án nhà ở liên tục được TTCP chỉ ra như có dự án áp sai mức giá quy định trong bảng giá đất ban hành hàng năm với số tiền hơn 12,4 tỷ đồng.
Có dự án được giao đất trong thời gian dài, nhưng sở, ngành không tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất nhưng vẫn đầu tư xây dựng, kinh doanh và bán căn hộ cho khách.
Điển hình của vi phạm này là lô đất CT2, thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Công ty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư, số tiền sử dụng đất tạm tính hơn 733 tỷ đồng.
Hơn nữa, cũng theo kết luận thanh tra, theo một số quy định của UBND TP.Hà Nội, chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải thực hiện nghĩa vụ nộp 20% quỹ đất ở hoặc 30% quỹ nhà ở để bổ sung vào quỹ nhà ở của thành phố, không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng.
Nhưng quá trình thực hiện, phần lớn các dự án được TP.Hà Nội cho phép cơ chế nộp tiền (phần tiền chênh lệch giữa giá bán kinh doanh so với giá thành xây dựng). Có trường hợp thành phố còn bỏ tiền ra mua lại số căn hộ thuộc 30% quỹ nhà mà chủ đầu tư phải có nghĩa vụ trích nộp cho thành phố.
Theo TTCP, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư khu nhà ở, khu đất ở không căn cứ vào thông tư của Bộ Tài chính.
Kiến nghị thu hồi nợ đọng, xử lý số tiền gần 3 nghìn tỷ
Trước những vi phạm nghiêm trọng của UBND TP.Hà Nội trong quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao chủ tịch UBND TP.Hà Nội có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất...
TTCP cũng kiến nghị, chủ tịch UBND TP.Hà Nội phải chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đôn đốc thu hồi khoản nợ đọng tiền chênh lệch quỹ nhà 50% và tiền quỹ đất 20% với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; Sở Tài chính thực hiện xử lý số tiền hơn 2.955 tỷ đồng theo đúng quy định của Luật Ngân sách.
Với các tập thể, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ của TP.Hà Nội, phải tổ chức kiểm điểm. Đối với những hành vi nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm, yêu cầu chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
Xử lý về kinh tế, tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra hơn 1.562 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý thu hồi về ngân sách TP hơn 509 tỷ đồng; thu hồi số tiền hơn 1.053 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ.
Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã đồng ý với bản kết luận của TTCP.