Video: Dự án công viên văn hóa hơn 20 năm bỗng dưng biến thành khu dân cư tại Hà Nội.Nằm dọc tuyến đường Thái Hà, Láng Hạ, Hoàng Cầu (thuộc địa bàn quộc Đống Đa và Ba Đình) là các cửa hàng kinh doanh, buôn bán sầm uất, nhưng ít ai nghĩ tới dãy nhà cao từ 1-4 tầng này thuộc khu đất rộng hơn 7 ha trước đây được TP.Hà Nội quy hoạch làm công viên văn hoá Đống Đa.Cụ thể, từ năm 2001, TP.Hà Nội đã có quyết định thu hồi hơn 7ha đất tại phường Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình) để xây dựng Công viên văn hóa Đống Đa giai đoạn 1. Đến năm 2007, TP.Hà Nội có văn bản giao cho một công ty đề xuất lập quy hoạch, đầu tư xây dựng Công viên văn hóa Đống Đa. Tuy nhiên, từ đó đến nay đơn vị này chưa thực hiện.Bị "đắp chiếu" hơn 20 năm, hàng nghìn mét vuông đất quy hoạch dự án công viên văn hoá Đống Đa bị người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố để ở cũng như kinh doanh buôn bán.Đằng sau sự hào nhoáng của "mặt tiền" phía mặt phố, ẩn sâu bên trong con ngõ là những ngôi nhà tạm bợ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng.Các hộ dân sống sâu trong ngõ, ngách ở phố Thái Hà, Láng Hạ, Hoàng Cầu dù thuộc diện tích đất dự án Công viên văn hoá Đống Đa nhưng đều được đánh số nhà.Đáng chú ý, ghi nhận của PV Dân Việt sáng 31/7, mặc dù nằm trong diện tích đất dự án Công viên văn hoá Đống Đa nhưng một căn nhà tại đây vẫn ngang nhiên thi công xây dựng.Tại phiên chất vấn HĐND TP.Hà Nội vào tháng 4/2022, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quy hoạch Công viên văn hoá Đống Đa được phê duyệt từ những năm 1998 - 2001. Theo đó, thu hồi hơn 70.000 m2 đất (hơn 7ha) tại 3 phường Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình). Đến năm 2022, quận Đống Đa đã cung cấp số liệu dân cư, hiện trạng cho Sở Quy hoạch kiến trúc và trong thời gian tới quận sẽ tiếp tục phối hợp với sở thực hiện. Sau hơn 20 năm không được triển khai, đến nay có hàng trăm công trình ở phần đất quy hoạch Công viên văn hóa Đống Đa thuộc diện khó di dời. Quận Đống Đa đã giải phóng được 132 hộ với diện tích trên 9.000 m2 và khoảng 10.000 m2 tại khu bãi đất lấn chiếm. Sau khi giải phóng mặt bằng, quận đã sử dụng một phần đất xây trạm điện, sân bóng, trường học…Nguy cơ cháy nổ hiện hữu bởi những đường dây điện chằng chịt.Hệ thống cống không có nắp che đậy bốc mùi hôi thối tại khu vực.Có tới hàng trăm căn nhà "nhảy dù", xây dựng cơi nới tạm 2-3 tầng chở thành điểm cho thuê, kinh doanh, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo diện tích.Một sân bóng nằm trong đất dự án công viên bị dừng hoạt động.Cả một dãy phố cạnh Trung tâm chiếu phim Quốc gia là những cửa hàng kinh doanh quần áo, quán ăn được hưởng lợi từ việc cống hoá kênh mương trong nội đô hình thành một con đường mới mở theo phố Thái Hà.
Video: Dự án công viên văn hóa hơn 20 năm bỗng dưng biến thành khu dân cư tại Hà Nội.
Nằm dọc tuyến đường Thái Hà, Láng Hạ, Hoàng Cầu (thuộc địa bàn quộc Đống Đa và Ba Đình) là các cửa hàng kinh doanh, buôn bán sầm uất, nhưng ít ai nghĩ tới dãy nhà cao từ 1-4 tầng này thuộc khu đất rộng hơn 7 ha trước đây được TP.Hà Nội quy hoạch làm công viên văn hoá Đống Đa.
Cụ thể, từ năm 2001, TP.Hà Nội đã có quyết định thu hồi hơn 7ha đất tại phường Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình) để xây dựng Công viên văn hóa Đống Đa giai đoạn 1. Đến năm 2007, TP.Hà Nội có văn bản giao cho một công ty đề xuất lập quy hoạch, đầu tư xây dựng Công viên văn hóa Đống Đa. Tuy nhiên, từ đó đến nay đơn vị này chưa thực hiện.
Bị "đắp chiếu" hơn 20 năm, hàng nghìn mét vuông đất quy hoạch dự án công viên văn hoá Đống Đa bị người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở kiên cố để ở cũng như kinh doanh buôn bán.
Đằng sau sự hào nhoáng của "mặt tiền" phía mặt phố, ẩn sâu bên trong con ngõ là những ngôi nhà tạm bợ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
Các hộ dân sống sâu trong ngõ, ngách ở phố Thái Hà, Láng Hạ, Hoàng Cầu dù thuộc diện tích đất dự án Công viên văn hoá Đống Đa nhưng đều được đánh số nhà.
Đáng chú ý, ghi nhận của PV Dân Việt sáng 31/7, mặc dù nằm trong diện tích đất dự án Công viên văn hoá Đống Đa nhưng một căn nhà tại đây vẫn ngang nhiên thi công xây dựng.
Tại phiên chất vấn HĐND TP.Hà Nội vào tháng 4/2022, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quy hoạch Công viên văn hoá Đống Đa được phê duyệt từ những năm 1998 - 2001. Theo đó, thu hồi hơn 70.000 m2 đất (hơn 7ha) tại 3 phường Láng Hạ, Trung Liệt (quận Đống Đa) và Thành Công (quận Ba Đình). Đến năm 2022, quận Đống Đa đã cung cấp số liệu dân cư, hiện trạng cho Sở Quy hoạch kiến trúc và trong thời gian tới quận sẽ tiếp tục phối hợp với sở thực hiện. Sau hơn 20 năm không được triển khai, đến nay có hàng trăm công trình ở phần đất quy hoạch Công viên văn hóa Đống Đa thuộc diện khó di dời. Quận Đống Đa đã giải phóng được 132 hộ với diện tích trên 9.000 m2 và khoảng 10.000 m2 tại khu bãi đất lấn chiếm. Sau khi giải phóng mặt bằng, quận đã sử dụng một phần đất xây trạm điện, sân bóng, trường học…
Nguy cơ cháy nổ hiện hữu bởi những đường dây điện chằng chịt.
Hệ thống cống không có nắp che đậy bốc mùi hôi thối tại khu vực.
Có tới hàng trăm căn nhà "nhảy dù", xây dựng cơi nới tạm 2-3 tầng chở thành điểm cho thuê, kinh doanh, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo diện tích.
Một sân bóng nằm trong đất dự án công viên bị dừng hoạt động.
Cả một dãy phố cạnh Trung tâm chiếu phim Quốc gia là những cửa hàng kinh doanh quần áo, quán ăn được hưởng lợi từ việc cống hoá kênh mương trong nội đô hình thành một con đường mới mở theo phố Thái Hà.