Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM (đường Phó Đức Chính, quận 1) trước kia là dinh thự của gia đình ông Hứa Bổn Hòa - một trong những đại gia Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Ảnh: Traveloka.Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp Rivera thiết kế, có diện tích khoảng 4.000m2, xây dựng năm 1929 và hoàn thành sau 5 năm. Ảnh: Baotangmythuattphcm.Dinh thự có 99 cửa lớn nhỏ, các đường nét tinh tế với sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Đông - Tây. Ảnh: Traveloka.Đặc biệt, bảo tàng mỹ thuật Hồ Chí Minh còn là công trình kiến trúc đầu tiên ở Sài Gòn có sự xuất hiện của một chiếc thang máy. Tuy nhiên, chiếc thang máy hiện chỉ còn giá trị trang trí cho tòa nhà, không còn được đưa vào sử dụng và đã bị khóa lại. Ảnh: Baotangmythuattphcm.Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ (phường 3, TP Bạc Liêu), ngôi nhà của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi. Ảnh: Thamhiemmekong.Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, từ các bù long, ốc vít...đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ. Ảnh: Thamhiemmekong.Tầng một của dinh thự gồm 2 phòng ngủ, phòng khách cùng hai đại sảnh rộng. Trên lầu cũng có 2 phòng ngủ và hai đại sảnh rộng, thoáng, hút nắng, gió, khiến cho dinh thự luôn thông thoáng, mát mẻ. Ảnh: Thamhiemmekong.Những bộ ghế cổ quý cẩn xà cừ xuất hiện ở hầu khắp các góc nhà. Ảnh: Thamhiemmekong.Sống cùng thời với Công tử Bạc Liêu (Hắc Công Tử), Bạch Công Tử (tên thật là Lê Công Phước (1895-1950)) cũng nổi tiếng về độ ăn chơi xa xỉ, tốn kém thời xưa. Nhà của Bạch Công Tử có tổng diện tích 322m2, tọa lạc trên khu đất rộng hơn 4.000m2. Ảnh: Thamhiemmekong.Ngôi nhà có kiến trúc xưa nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hóa TP. Mỹ Tho (Tiền Giang). Căn nhà được xây theo kiến trúc phương Tây đặc trưng của những gia đình giàu có vào đầu thế kỷ XX. Ảnh: Thamhiemmekong.Toàn bộ hệ thống kèo đều làm bằng gỗ quý, đặc biệt nhà có tới 8 mái lợp bằng ngói vảy cá. Tường dày 20 cm, bó nền bằng gạch thẻ, ốp đá da quy, nền lót gạch bông. Ảnh: Thamhiemmekong.Trên vòm cửa chính và các vòm cửa bên trái, bên phải đều được chạm nổi, chạm lọng các đề tài rồng, phượng, chim, thú và hoa lá tinh xảo. Ảnh: Vnexpress.Bên trong nhà còn nhiều đồ cổ có giá trị. Ảnh: Thamhiemmekong.Video: TP. Hồ Chí Minh chậm phân loại biệt thự cổ. Nguồn: VTV24
Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM (đường Phó Đức Chính, quận 1) trước kia là dinh thự của gia đình ông Hứa Bổn Hòa - một trong những đại gia Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Ảnh: Traveloka.
Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp Rivera thiết kế, có diện tích khoảng 4.000m2, xây dựng năm 1929 và hoàn thành sau 5 năm. Ảnh: Baotangmythuattphcm.
Dinh thự có 99 cửa lớn nhỏ, các đường nét tinh tế với sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Đông - Tây. Ảnh: Traveloka.
Đặc biệt, bảo tàng mỹ thuật Hồ Chí Minh còn là công trình kiến trúc đầu tiên ở Sài Gòn có sự xuất hiện của một chiếc thang máy. Tuy nhiên, chiếc thang máy hiện chỉ còn giá trị trang trí cho tòa nhà, không còn được đưa vào sử dụng và đã bị khóa lại. Ảnh: Baotangmythuattphcm.
Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ (phường 3, TP Bạc Liêu), ngôi nhà của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi. Ảnh: Thamhiemmekong.
Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, từ các bù long, ốc vít...đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ. Ảnh: Thamhiemmekong.
Tầng một của dinh thự gồm 2 phòng ngủ, phòng khách cùng hai đại sảnh rộng. Trên lầu cũng có 2 phòng ngủ và hai đại sảnh rộng, thoáng, hút nắng, gió, khiến cho dinh thự luôn thông thoáng, mát mẻ. Ảnh: Thamhiemmekong.
Những bộ ghế cổ quý cẩn xà cừ xuất hiện ở hầu khắp các góc nhà. Ảnh: Thamhiemmekong.
Sống cùng thời với Công tử Bạc Liêu (Hắc Công Tử), Bạch Công Tử (tên thật là Lê Công Phước (1895-1950)) cũng nổi tiếng về độ ăn chơi xa xỉ, tốn kém thời xưa. Nhà của Bạch Công Tử có tổng diện tích 322m2, tọa lạc trên khu đất rộng hơn 4.000m2. Ảnh: Thamhiemmekong.
Ngôi nhà có kiến trúc xưa nằm trong khuôn viên của Trung tâm văn hóa TP. Mỹ Tho (Tiền Giang). Căn nhà được xây theo kiến trúc phương Tây đặc trưng của những gia đình giàu có vào đầu thế kỷ XX. Ảnh: Thamhiemmekong.
Toàn bộ hệ thống kèo đều làm bằng gỗ quý, đặc biệt nhà có tới 8 mái lợp bằng ngói vảy cá. Tường dày 20 cm, bó nền bằng gạch thẻ, ốp đá da quy, nền lót gạch bông. Ảnh: Thamhiemmekong.
Trên vòm cửa chính và các vòm cửa bên trái, bên phải đều được chạm nổi, chạm lọng các đề tài rồng, phượng, chim, thú và hoa lá tinh xảo. Ảnh: Vnexpress.
Bên trong nhà còn nhiều đồ cổ có giá trị. Ảnh: Thamhiemmekong.
Video: TP. Hồ Chí Minh chậm phân loại biệt thự cổ. Nguồn: VTV24