1. Ông Đặng Thanh Bình, Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế, có nhiệm vụ chính trong việc chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém, trong đó có Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Ảnh: Zing.Tháng 8/2012, ông Bình đã ký tờ trình Chính phủ phương án tái cơ cấu VNCB và được chấp nhận chủ trương. Ông ký quyết định thành lập Tổ giám sát đối với những hoạt động tại VNCB do mình làm Tổ trưởng. Sau khi ông Phạm Công Danh (nhóm Thiên Thanh) nhận chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín (Trustbank, tiền thân của VNCB) từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện thì VNCB bị xếp vào 1 trong 6 ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Ảnh: Pháp luật TP.HCM.Thời điểm này VNCB chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát. Tuy nhiên ông Bình đã không thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho nhóm Thiên Thanh đứng đầu là Phạm Công Danh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho VNCB. Ảnh: Vietnamnet. 2. Huỳnh Nam Dũng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB
Sáng 17/10/2017, Viện KSND tối cao cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Nam Dũng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB cùng 16 đồng phạm với hai tội danh: “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Ngân hàng MHB) cùng Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Công ty MHBS). Ảnh: Vietnamnet.Theo cáo trạng truy tố của VKSND Tối Cao, trong giai đoạn từ năm 2011 - 2014, lợi dụng chức vụ quyền hạn và có động cơ vụ lợi, Huỳnh Nam Dũng và Nguyễn Phước Hòa - Nguyên Tổng Giám đốc MHB đã thông qua việc họp Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản của Ngân hàng MHB để thống nhất chủ trương chuyển 4.975 tỷ đồng cho Công ty MHBS với nội dung hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ. Ảnh: Nhadautu.vn.Tuy nhiên về thực chất, Lữ Thị Thanh Bình, Nguyên Tổng Giám đốc MHBS đã sử dụng 3.357 tỷ đồng đem gửi có kỳ hạn ngay tại các chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng MHBS để hưởng lãi suất hơn 45 tỷ đồng. Ảnh: Zing.Công ty MHBS đã sử dụng 1.558 tỷ đồng để đầu tư trái phiếu, trong đó sử dụng hơn 966 tỷ đồng để ký các hợp tác đầu tư môi giới, mua bán trái phiếu Chính phủ của chính MHB thông qua một số công ty trung gian. Việc môi giới, mua bán trái phiếu quay vòng như trên đã để cho các công ty trung gian và MHBS được hưởng lợi, dẫn đến thiệt hại cho MHB tổng số tiền hơn 349 tỉ đồng. Cơ quan tố tụng xác định, thông qua hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn nêu trên, các bị can Huỳnh Nam Dũng đã được hưởng lợi 460 triệu đồng, các bị can trong Công ty MHBS cũng được hưởng lợi hàng trăm triệu đồng. Ảnh Internet. 3. Phí Thị Ong - Nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đầu tháng 2/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam và khởi tố bà Phí Thị Ong (SN 1960) - Nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn do thiếu trách nhiệm trong vụ làm gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: NDHCụ thể, nhận hồ sơ vay vốn nhưng bà Ong cùng cấp dưới bị tình nghi không thẩm định dự án khiến ngân hàng này thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Trước đó, năm 2014, bà Phí Thị Ong cũng từng bị khởi tố khi còn là Giám đốc Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Nhân vật này đã gây thiệt hại cho Agribank trong quá trình cho vay. Ảnh minh họa: Internet.
1. Ông Đặng Thanh Bình, Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế, có nhiệm vụ chính trong việc chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém, trong đó có Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Ảnh: Zing.
Tháng 8/2012, ông Bình đã ký tờ trình Chính phủ phương án tái cơ cấu VNCB và được chấp nhận chủ trương. Ông ký quyết định thành lập Tổ giám sát đối với những hoạt động tại VNCB do mình làm Tổ trưởng. Sau khi ông Phạm Công Danh (nhóm Thiên Thanh) nhận chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín (Trustbank, tiền thân của VNCB) từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện thì VNCB bị xếp vào 1 trong 6 ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Ảnh: Pháp luật TP.HCM.
Thời điểm này VNCB chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát. Tuy nhiên ông Bình đã không thực hiện nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho nhóm Thiên Thanh đứng đầu là Phạm Công Danh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho VNCB. Ảnh: Vietnamnet.
2. Huỳnh Nam Dũng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB
Sáng 17/10/2017, Viện KSND tối cao cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Nam Dũng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MHB cùng 16 đồng phạm với hai tội danh: “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Ngân hàng MHB) cùng Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Công ty MHBS). Ảnh: Vietnamnet.
Theo cáo trạng truy tố của VKSND Tối Cao, trong giai đoạn từ năm 2011 - 2014, lợi dụng chức vụ quyền hạn và có động cơ vụ lợi, Huỳnh Nam Dũng và Nguyễn Phước Hòa - Nguyên Tổng Giám đốc MHB đã thông qua việc họp Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản của Ngân hàng MHB để thống nhất chủ trương chuyển 4.975 tỷ đồng cho Công ty MHBS với nội dung hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ. Ảnh: Nhadautu.vn.
Tuy nhiên về thực chất, Lữ Thị Thanh Bình, Nguyên Tổng Giám đốc MHBS đã sử dụng 3.357 tỷ đồng đem gửi có kỳ hạn ngay tại các chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng MHBS để hưởng lãi suất hơn 45 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
Công ty MHBS đã sử dụng 1.558 tỷ đồng để đầu tư trái phiếu, trong đó sử dụng hơn 966 tỷ đồng để ký các hợp tác đầu tư môi giới, mua bán trái phiếu Chính phủ của chính MHB thông qua một số công ty trung gian. Việc môi giới, mua bán trái phiếu quay vòng như trên đã để cho các công ty trung gian và MHBS được hưởng lợi, dẫn đến thiệt hại cho MHB tổng số tiền hơn 349 tỉ đồng. Cơ quan tố tụng xác định, thông qua hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn nêu trên, các bị can Huỳnh Nam Dũng đã được hưởng lợi 460 triệu đồng, các bị can trong Công ty MHBS cũng được hưởng lợi hàng trăm triệu đồng. Ảnh Internet.
3. Phí Thị Ong - Nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đầu tháng 2/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an bắt tạm giam và khởi tố bà Phí Thị Ong (SN 1960) - Nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn do thiếu trách nhiệm trong vụ làm gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: NDH
Cụ thể, nhận hồ sơ vay vốn nhưng bà Ong cùng cấp dưới bị tình nghi không thẩm định dự án khiến ngân hàng này thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Trước đó, năm 2014, bà Phí Thị Ong cũng từng bị khởi tố khi còn là Giám đốc Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Mạc Thị Bưởi. Nhân vật này đã gây thiệt hại cho Agribank trong quá trình cho vay. Ảnh minh họa: Internet.